Mùa mưa còn được gọi là mùa cây trồng sinh trưởng, phát triển. Nhưng nếu không kiểm soát tốt lượng nước thì có thể gây ra những thiệt hại đáng kể. Cây trồng có thể bị ngập úng, sâu bệnh tấn công, nghẹt rễ không thể phát triển. Cùng chúng tôi tìm hiểu về một số hạn chế và cách khắc phục khi trồng rau mùa mưa qua bài viết dưới đây nhé.
Mùa mưa tại Việt Nam bắt đầu từ khi nào?
Mùa mưa là thuật ngữ dùng để chỉ khoảng thời gian lượng mưa tăng gấp nhiều lần so với bình thường. Việt Nam có hình thái trải dài từ Bắc tới Nam, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thời gian bắt đầu mùa mưa không giống nhau.
Ở miền Bắc, mùa mưa xuất hiện không rõ rệt, thường xuất hiện các cơn dông lớn với mưa to kéo dài 2 – 3 ngày liền. Mưa rào có thể gây ngập lụt nghiêm trọng ở những vùng trũng thấp. Mùa đông ở miền Bắc thì có mưa phùn, tuy nhỏ nhưng mưa liên tục nhiều ngày liền. Lượng nước mưa tăng lên nhiều nhất ở miền Bắc là thời gian cuối tháng 4 đến hết tháng 8 dương lịch.
Miền Trung và miền Nam của Việt Nam có sự phân biệt rõ ràng hơn về mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu và kết thúc muộn hơn so với miền Bắc, khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Thời điểm này có những ngày mưa to không dứt, lượng mưa có thể lên đến 3000 mm.
Hạn chế của việc trồng rau mùa mưa
Không phải tự nhiên mà dân gian nhận xét mùa mưa đến khiến “thối đất thối cát”. Ảnh hưởng của mùa mưa lên ngành nông nghiệp là vô cùng nghiêm trọng và phải có biện pháp khắc phục.
Một số hạn chế khi trồng rau mùa mưa có thể kể đến như:
- Mưa nhiều gây ngập úng cục bộ: Cây trồng bị ngập lâu trong nước có thể bị thối nát. Mùa mưa gió to còn khiến chồi non, lá cây bị quật gãy.
- Ít ánh sáng cho cây trồng quang hợp: Những ngày trời mưa sẽ không xuất hiện ánh nắng mặt trời. Điều này khiến cây trồng không quang hợp được, thiếu chất và dần trở nên còi cọc, mất sức sống.
- Mùa mưa tạo điều kiện cho côn trùng phát triển: Rất nhiều côn trùng gây hại cho cây trồng phát triển mạnh mẽ vào mùa mưa. Điều này khiến người nông dân vất vả hơn trong việc bảo vệ cây khỏi sự tàn phá của sâu bọ.
- Xói mòn vào mùa mưa khiến đất bị bạc màu: Lượng nước quá nhiều rửa trôi đi các chất dinh dưỡng trong đất. Nếu không được ủ phân, cung cấp dinh dưỡng kịp thời thì vùng đất đó sẽ không đạt điều kiện cho rau trồng sinh trưởng.
Cách khắc phục khi trồng rau mùa mưa
Để hạn chế các thiệt hại mùa mưa gây ra cho cây trồng bà con nông dân đã tìm ra một số cách khắc phục.
Cần làm đất trước khi bắt đầu trồng rau
Việc làm đất và chọn đất rất quan trọng khi trồng rau mùa mưa. Đất trồng rau không chỉ cần nhiều chất dinh dưỡng mà còn phải tơi xốp giúp thoát nước. Những người không trồng rau trên đất vườn thì cần tăng cường lỗ thoát nước tại các khay chậu, thùng xốp.
Nếu trồng rau tại vườn bạn cần tạo luống cao hơn bình thường. Đầu tư hẳn một hệ thống cấp thoát nước hiện đại cũng là cách khắc phục vào mùa mưa khi trồng rau. Đất trồng ưu tiên loại đất thịt màu mỡ. Nếu có điều kiện thì hãy trộn thêm tro trấu vào đất để hạn chế tình trạng sạt lở.
Bón phân cho đất trồng rau giúp tăng cường chất dinh dưỡng. Bà con nông dân cũng dùng vôi bột trộn với đất để sát khuẩn, hạn chế sự phát triển của côn trùng gây hại, Đồng thời chú ý làm đất tơi xốp để cây không bị nghẹt rễ. Trước khi trồng cây có thể phủ một lớp cỏ khô, rơm rạ hoặc bạt giúp hạn chế tác động của nước mưa lên đất.
Chọn cây giống phù hợp với đặc điểm mùa mưa
Không phải giống cây nào cũng thích hợp để trồng trong mùa mưa. Vào mùa mưa, lượng nước lớn và không có nhiều ánh sáng nên rất khó để quang hợp. Các cây giống có thời gian sinh trưởng ngắn và nhanh thu hoạch là thích hợp trồng nhất.
Khi trồng rau trong mùa mưa bạn không nên gieo hạt trực tiếp vào đất. Hãy áp dụng phương pháp ươm giống cây con trong vườn ươm hay túi bầu. Điều này giúp kiểm soát được độ ẩm tăng khả năng nảy mầm cho cây, cây nhanh dễ bén rễ hơn.
Chú ý đến lượng nước tưới cho rau
Nước cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vào mùa mưa, lượng nước nhiều có thể dẫn đến ngập úng. Vậy nên cần kiểm soát tốt lượng nước tưới cho rau trồng.
Tại các khu vực trồng rau phải có hệ thống thoát nước tốt. Canh tác tại những vùng đất trũng bà con nên chủ động làm luống rau cao hơn. Như vậy có thể khắc phục một phần tình trạng rau bị ngập chết.
Chế độ chăm sóc và bón phân hợp lý
Bón phân cho rau vào mùa mưa nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ. Đây là loại phân chứa nhiều vi sinh vật có ích, hỗ trợ phòng ngừa vi khuẩn gây hại, bổ sung chất dinh dưỡng cho rau. Tuy nhiên không nên lạm dụng phân bón, nhất là những loại có hàm lượng đạm cao, bạn có thể sử dụng các loại lưới ngăn côn trùng trồng rau để hạn chế lượng phân bón khi phun.
Mùa mưa bạn cần thường xuyên cắt tỉa cành, bấm ngọn để cây có thể ra nhiều nhánh. Hạn chế tăng chiều cao của cây do có thể dẫn đến đổ ngã. Những lá có sâu bọ, lá nằm sát mặt đất thì nên cắt bỏ. Mùa mưa thường xuất hiện gió lớn, do đó nên làm giàn chống đỡ để cây vững chắc hơn.
Có biện pháp bảo vệ rau hiệu quả
Trồng rau mùa mưa có rất nhiều hạn chế, cần có một số biện pháp để khắc phục và bảo vệ rau trồng. Nếu để cây bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mưa lớn, gió to thì sẽ có nhiều thiệt hại. Bạn có thể liên hệ lưới nông nghiệp Hsia Cheng làm nhà lưới che mưa để giảm lực tác động của mưa lên rau trồng.
Lều che mưa cần có độ cao vừa đủ tạo sự thông thoáng cho không gian. Do mùa mưa ít ánh sáng nên hãy sử dụng các loại lưới nông nghiệp có thể chiếu ánh nắng vào. Lều che mưa phải được cố định chắc chắn, tránh tình trạng bị gió giật đổ.
Gợi ý một số loại rau phát triển tốt trong mùa mưa
Mùa mưa rất khó khăn để có thể trồng rau màu hiệu quả nhưng lại có một số loại cây cực kỳ thích hợp với mùa mưa. Một số loại rau HSIA khuyên trồng trong mùa mưa bạn có thể tham khảo như:
- Rau ngót: Đây là loại rau rau lá nhỏ quen thuộc của Việt Nam ,sinh trưởng tốt cả trong mùa mưa và một nắng. Rau ngót có thể dùng để nấu canh, ép nước uống, làm thuốc… Khả năng thích nghi của rau ngót với môi trường tự nhiên cực kỳ tốt.
- Rau muống nước: Loại rau này rất tốt cho tim mạch, hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, bệnh tiểu đường và tăng cường hệ miễn dịch. Rau muống dễ trồng, làm được nhiều món ăn ngon như xào, luộc hay nấu canh.
- Rau họ nhà cải: Rau có tính mát, cung cấp nhiều vitamin C, chất xơ, có khả năng thích nghi với môi trường trong mùa mưa. Rau họ nhà cải đa dạng như các loại như cải bó xôi, cải xanh, cải ngồng…
- Bí đao: Một loại quả dễ trồng và dễ nấu nhất trong mùa mưa bạn có thể cân nhắc. Bí đao thường được dùng làm nguyên liệu nấu món ăn, nấu chè, nấu nước uống. Đây là loại cây leo nên cần làm giàn leo thật chắc chắn
- Rau thơm, rau gia vị: Bạn có thể trồng các loại rau thơm như húng quế, rau mùi, rau kinh giới… Đây đều là các loại rau trồng thích nghi tốt với điều kiện của mùa mưa.
Trên đây là những chia sẻ của Softsupplier về một số hạn chế và cách khắc phục khi trồng rau mùa mưa. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình canh tác nông nghiệp. Theo dõi Website để đón đọc các bài viết hữu ích khác về cây trồng nhé.