Trở thành một Software Developer đang là một con đường mơ ước của nhiều người. Không chỉ là ngành hot đem lại hứng thú cho những bộ óc bức phá để sáng tạo, nó còn là ngành nghề giúp người học có được công việc lý thú với thu nhập cực kỳ hấp dẫn. Và nếu bạn cũng đang có dự định muốn đi theo con đường sự nghiệp này, hãy tham khảo hành trình trở thành Software Developer trong bài viết của chúng tôi nhé.
Software Developer là gì?
Software Developer (hay còn gọi là kỹ sư phát triển phần mềm) là người làm việc có liên quan tới lập trình, quản lý, cấu trúc chương trình máy tính (phần mềm/software). Những người này thực hiện công việc tạo và duy trình phát triển các chương trình cho người dùng sử dụng.
Hiểu một cách đơn giản, Software Developer là người làm việc với các chương trình. Khác với kỹ sư phần mềm (Software Engineer), họ sẽ làm việc với nền tảng mà các chương trình của nhà phát triển phần mềm chạy trên đó. Những nhà phát triển phần mềm sẽ sử dụng đặc tả chức năng và cung cấp mã yêu cầu trong các thông số chặt chẽ.
Lý do tại sao nên làm Software Developer?
Hầu như với mỗi người khi suy nghĩ về công việc đều bắt đầu với lý do tiền lương. Với ngành Software Developer cũng vậy. Được đánh giá là 1 trong những ngành nghề có mức thu nhập tốt nhất trên thế giới, phát triển phần mềm sẽ là con đường giúp bạn có khoản thu nhập cao đáng kể. Và con số tiền lương sẽ càng tăng nên theo chức vụ, kinh nghiệm và giá trị con người của bạn.
Theo Glassdoor.com, mức lương bình quân của một software developer dao động khoảng 73.000 đô la mỗi năm. Trung bình hơn 6.000 đô mỗi tháng. Con số thu nhập khởi điểm cho người dưới 3 năm kinh nghiệm cũng từ 500 USD. Và nó sẽ còn lên cao nếu kinh nghiệm của bạn ngày càng rộng và sâu.
Không chỉ có mức lương cao, cơ hội việc làm về Software Developer vẫn luôn rộng mở, thậm chí nó ngày một trở lên cấp thiết hơn khi ngành công nghệ phần mềm phát triển không ngừng nghỉ. Bạn sẽ chẳng bao giờ phải lo lắng không có việc làm nếu theo học ngành này.
Nếu bạn là người sáng tạo, yêu thích lập trình và luôn tò mò với công việc này, hãy dành thời gian để khám phá nó. Dù không phải là con đường dễ dàng, nhưng bạn sẽ nhận được những điều cực kỳ xứng đáng.
Làm thế nào để trở thành Kỹ sư phát triển phần mềm?
Muốn trở thành một kỹ sư phát triển phần mềm, đam mê thôi chưa đủ, bạn cần nắm vững các kỹ năng, kiến thức liên quan tới công việc. Cụ thể như:
- Các kiến thức nền tảng về ngành khoa học máy tính, cập nhật xu hướng công nghệ phần mềm, viết code và lập trình.
- Kỹ năng về thiết kế, cấu trúc phần mềm, giải thuật, cấu trúc dữ liệu.
- Khả năng phân tích thông tin và yêu cầu khách hàng; tìm kiếm – phát hiện và sửa lỗi sai cho phần mềm.
- Kiểm thử phần mềm, đảm bảo phần mềm hoạt động đúng yêu cầu, được tối ưu và không bị lỗi.
Kỹ sư phát triển phần mềm ở Groove Technology Ltd. (Vietnam) không chỉ ngồi và lập trình, Software Developer đôi khi cũng cần gặp gỡ khách hàng để nắm bắt nhu cầu của họ và hiểu chính xác phần mềm học lập sẽ cần có những yếu tố nào. Không chỉ vậy, kỹ sư phát triển phần mềm còn cần phải kết nối với nhiều bộ phận khác nhau để phát triển sản phẩm. Đồng thời, họ cũng là người hỗ trợ khách hàng trong quá trình chạy phần mềm, hỗ trợ và quản lý liên tục, đề xuất các ý tưởng đảm bảo chương trình có thể được sử dụng mượt mà.
Bởi vậy các kỹ năng khác: giải quyết vấn đề, suy luận logic, lập kế hoạch, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp & thuyết trình, quản lý dự án, giải quyết linh hoạt các rủi ro,…
Ngoài ra, muốn công việc thực hiện thuận lợi và suôn sẻ, yêu cầu về ngoại ngữ là điều cực kỳ quan trọng. Kết hợp kiến thức cơ sở chuyên ngành, trình độ ngoại ngữ tốt cùng các kỹ năng mềm, công việc của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Hành trình trở thành Software Developer
Muốn phát triển hay thành công ở bất kỳ công việc gì cũng vậy, bạn cũng cần đặt ra cho mình lộ trình cụ thể. Và ở bài viết này, chúng tôi cũng chia sẻ tới bạn con đường trở thành Software Developer từ những người đi trước. Mời bạn theo dõi!
Mục tiêu
Làm gì cũng cần đặt ra một mục tiêu nhất định. Nó chính là cái đích mà bạn muốn đạt được. Với Software Developer cũng vậy, hãy đặt cho mình mục tiêu rõ ràng, càng cụ thể càng tốt. Và hãy chia chúng thành mục tiêu gần, mục tiêu đích (mục tiêu lớn nhất cuối cùng), bạn sẽ biết làm gì, đi từ đâu và đi như thế nào.
Hiểu đơn giản, bạn sẽ biết bạn cần phải làm gì mà muốn làm cái gì. Chứ không mơ màng, đến khi làm rồi tự hỏi “Ủa học cái này rồi sau làm gì? Làm cái này cuối cùng đạt được điều gì?”,… Như vậy quá tốn thời gian mà phí công vô ích.
Kế hoạch
Một khi đã có mục đích cụ thể, bạn hãy tiến hành lên kế hoạch nhằm đạt được mục đích đó.
Hãy phân bổ thời gian, bạn sẽ học bao lâu thời gian ở mục nào, học ở đâu, học như thế nào,…
(Ví dụ) – Với những người mới bắt đầu, bạn có thể lên kế hoạch dạng như:
- Tham gia khóa học về cơ sở để có được hiểu biết cơ bản vững chắc và các khái niệm.
- Theo học tại một trường học, trung tâm đào tạo theo chương trình chuẩn quốc tế cho đến khi tự mình có thể xây dựng một chương trình, ứng dụng nào đó.
- Tự mình thử sức làm một sản phẩm, dự án thực tế nào đó.
- Mài dũa kỹ năng của bản thân thường xuyên.
- Tiến hành đi phỏng vấn, xin việc và làm việc tại công ty lập trình mơ ước,…
Đây là kế hoạch chung chung hay còn gọi như một hành trình trở thành Software Developer mà thôi. Bạn sẽ cần chi tiết cho từng giai đoạn, từng ngày, từng tháng, từng năm.
Sau mỗi điều bạn thực hiện xong, hãy ngồi lại xem bạn đã làm được gì, kết quả ra sao, cần phát triển chỗ nào,… Như vậy bạn sẽ nhanh lên lắm.
Cách học
- Bạn có thể bắt đầu với C, sau đó chuyển sang Python và kết thúc với việc phát triển web/game hay một cái gì đó bạn yêu thích.
- Hãy thử đặt mục tiêu cho giai đoạn 1 – 2 tháng đầu là “100 ngày coding” để xem thời gian đó, bạn đã có sự thay đổi như thế nào.
- Cùng với đó, hãy chủ động mở rộng mối quan hệ trong thế giới lập trình viên. Tham gia cộng đồng, tham khảo, học hỏi những chia sẻ kinh nghiệm từ những tiền bối đi trước. Mạnh dạn hỏi và bày tỏ quan điểm, tiếp thu ý kiến để tốt hơn.
- Muốn giỏi nhanh chóng, bạn đừng ngại làm. Chỉ khi bạn sai bạn mới biết cách sửa và đi lại như thế nào cho đúng. Bởi vậy, học lý thuyết phải đi đôi với thực hành thực chiến. Hãy áp dụng những thứ bạn học vào làm thực tế xem nào.
Giáo dục chính quy
Nếu bạn hỏi vậy học ở đâu? Hiện nay đâu có thiếu con đường để bạn theo học đâu chứ?
Bạn có thể theo học giáo dục chính quy: cách giúp bạn có lộ trình học và được đào tạo bài bản nhất. Bạn sẽ mất từ 3 – 5 năm để hoàn thành khóa học của mình trên ghế nhà trường. Bạn sẽ có kiến thức nền tảng, được tham gia các công trình nghiên cứu, có môi trường để tự phát huy tính sáng tạo. Nhưng khá tốn thời gian nhỉ?
Nếu bạn quá tuổi, chán ngán môi trường học tập dài đằng đẵng, bạn có thể tham khảo đến các trung tâm, đơn vị cung cấp khóa học ngắn hạn, học online, tự học free thông qua Youtube,… rất nhiều cách để học. Nhưng hãy chọn nguồn học uy tín, chuẩn hóa quốc tế và thật sự bổ ích.
Kinh nghiệm
Kinh nghiệm về học để trở thành Software Developer thì rất nhiều. Nói là chia sẻ nhưng đúng hơn, chúng tôi sẽ đem tới cho bạn một vài lời khuyên ngắn gọn thôi. Kinh nghiệm phong phú thì bạn có thể tham khảo thêm rất rất nhiều tại các kênh mạng, cộng đồng, review,..
- Tư duy không kiên định sẽ khiến bạn dễ bỏ cuộc: Ví dụ, bạn tin rằng có thể học được một kỹ năng mới. Nhưng lại không tin trí thông minh hoặc cách này bạn đang áp dụng có thể đạt được kết quả. Với suy nghĩ như vậy, bạn cứ tự ngụy biện và cho rằng chúng là điều hiển nhiên. Vậy chưa làm bạn đã nản và thất bại rồi còn đâu?
- Tìm kiếm những thứ không cần thiết cho tài nguyên học tập: Khi học lập trình, hẳn nhiều bạn sẽ mua nhiều sách, lưu hàng mớ tài liệu tải trên mạng,… Nhưng thực sự bạn có xem lại chúng không?
- Nếu không làm dự án thực tế, mọi thứ đều chỉ dừng ở trang giấy: Nếu bạn chỉ học và làm theo những điều được hướng dẫn và dừng lại đi chăng nữa. Nhưng đó cũng chỉ là kiến thức và sản phẩm đó bạn làm theo thôi. Bạn có tự hỏi bạn đã học được gì sau đó, bạn có phát triển và ứng dụng kiến thức đó vào một dự án riêng biệt khác không?
Hành trình trở thành Software Developer nói khó cũng khó, dễ cũng dễ, chỉ cần bạn trang bị tinh thần kiên trì, chăm chỉ, có phương pháp học đúng cách, luôn không ngừng học hỏi và ứng dụng thực tế, bạn sẽ nhanh chóng đạt được thành công thôi. Chúc bạn thành công!