Cũng như nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác, công nghệ được ứng dụng nhiều nhằm đem tới hiệu quả, năng suất cao. Trong đó có cả lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ và làm đẹp. Vậy hiện có những công nghệ trong phẫu thuật thẩm mỹ nào tiêu biểu? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Ứng dụng công nghệ vào thẩm mỹ – xu hướng làm đẹp hiện đại
Vài năm trở lại đây, đặc biệt là từ cuối năm 2017, việc ứng dụng công nghệ cao vào trong phẫu thuật thẩm mỹ được ứng dụng nhiều hơn. Những giải pháp này giúp khắc phục các rủi ro từ các giải pháp làm đẹp thiếu an toàn trước đây. Đồng thời, chúng đảm bảo tính hiệu quả bền vững, an toàn và nhanh chóng hơn.
Khảo sát tổng quan ở 2 thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM cho thấy, nữ giới từ 28 tuổi trở lên có nhu cầu làm đẹp cao nhất. Trong đó, 6,5% sử dụng phẫu thuật thẩm mỹ, 7,7% dùng thực phẩm chức năng. Thống kê ở các quốc gia có nền công nghệ làm đẹp phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản,… cũng thấy tần suất nữ giới đến Spa khoảng 1 lần/tuần.
Nhu cầu spa, phẫu thuật thẩm mỹ làm đẹp ngày càng có xu hướng tăng lên, không chỉ nữ giới mà cả phái mạnh cũng bắt đầu chăm chút cho bề ngoài bản thân hơn. Cũng bởi thế mà chất lượng dịch vụ ngành cũng tăng lên, ứng dụng đa dạng công nghệ mới nhất vào phẫu thuật thẩm mỹ để tăng hiệu quả làm đẹp.
Các công nghệ trong phẫu thuật thẩm mỹ hiện đại
Hiện có rất nhiều công nghệ hiện đại được ứng dụng vào phẫu thuật thẩm mỹ. Dưới đây là một số công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới đang được áp dụng vào quá trình làm đẹp của con người như:
Công nghệ Laser
Công nghệ Laser sử dụng ánh sáng có tính chất đặc biệt, với công dụng ưu việt vào các lĩnh vực của đời sống. Công nghệ này đã trải qua nhiều thử nghiệm từ những năm 1960 và bắt đầu ứng dụng phổ biến từ năm 1964 vào điều trị da.
Với hơn 20 năm phát triển, ứng dụng trong ngày phẫu thuật thẩm mỹ, laser trở thành công nghệ hoàn hảo giúp đem tới vẻ đẹp cho mỗi người.
Trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, laser được ứng dụng như một dao mổ, điều trị sẹo mụn trứng cá, u máu, u sắc tố, đốt tẩy nốt ruồi, mụn thịt, tàn nhang, nám, bớt, lột da, tẩy lông, vết thâm sắc tố,… Một số công nghệ trong phẫu thuật thẩm mỹ laser tiêu biểu như laser CO2, laser YAG, laser Argon.
Bên cạnh thẩm mỹ da liễu, laser cũng được ứng dụng để chăm sóc thẩm mỹ như tẩy tế bào chết, chiếu da kích thích phát triển & thay mới, tái tạo collagen, chống lão hóa, tăng độ đàn hồi, phục hồi da chảy xệ,… Dựa trên hiệu ứng sinh học, giúp kích thích sinh học laser chiếu vào tổ chức cơ thể nhằm hỗ trợ trẻ hóa da an toàn.
Việc ứng dụng laser trong phẫu thuật thẩm mỹ đòi hỏi kỹ thuật cao, thành thạo sử dụng để có những chỉ định sử dụng đúng cách, hiệu quả và độ an toàn cao.
Công nghệ nội soi
Phẫu thuật thẩm mỹ nội soi là một công nghệ tân tiến, giúp giải quyết mọi băn khoăn về đau đớn, để lại sẹo sau phẫu thuật. Cũng bởi ưu điểm đó mà công nghệ nội soi được ứng dụng phổ biến hơn. Ứng dung nhiều trong phẫu thuật nâng ngực nội soi.
Tuy nhiên, nội soi đòi hỏi kỹ thuật cao, được ứng dụng bởi bác sĩ có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao. Kết hợp với các thiết bị nội soi hiện đại, nhằm hạn chế tối đa xâm lấn, đảm bảo an toàn cao cho mỗi khách hàng.
Kỹ thuật 3D trong phẫu thuật thẩm mỹ
3D là một trong các ứng dụng công nghệ trong phẫu thuật thẩm mỹ hiện đại hấp dẫn, đem tới tính hiệu quả làm đẹp cao. Kỹ thuật 3D giúp cho các bác sĩ, kỹ thuật viên chẩn đoán chính xác, thực hiện phẫu thuật dễ dàng.
Kỹ thuật 3D được ứng dụng cả trong quá trình khám và chẩn đoán cho tới phẫu thuật thẩm mỹ kỹ thuật cao. Đặc biệt, với phẫu thuật thẩm mỹ, phân tích 3D được ứng dụng nhằm tăng tính chính xác cao, đặc biệt phù hợp với các trường hợp gọt bớt xương, định vị khung xương, cấy mô, độn cằm, nâng mũi, nhấn mí,…
Kỹ thuật này vẫn chưa được ứng dụng nhiều trong việc căng da thẩm mỹ và hút mỡ bụng. Tuy nhiên, các đơn vị có thể sử dụng kỹ thuật 3D để tạo cái nhìn đa chiều, trực quan và so sánh đánh giá diện mạo khách hàng sau phẫu thuật tốt hơn.
Ứng dụng chỉ thẩm mỹ
Làn da nhanh chóng chảy xệ, lão hóa, kém sự tươi trẻ và thon gọn, nhất là sau giai đoạn lão hóa từ tuổi 30. Bởi vậy, con người luôn tìm kiếm các giải pháp làm đẹp mới để cải thiện tình trạng xấu của da. Một trong những giải pháp phổ biến, hiện đại và được ứng dụng hiệu quả nhất hiện nay phải kể đến đó là cấy chỉ nâng cơ mặt.
Cấy chỉ thẩm mỹ nâng cơ mặt là phương pháp làm đẹp sử dụng chỉ thẩm mỹ vào nhằm nâng cơ, căng da, giúp cải thiện da săn chắc, tạo collagen vùng má, mũi, đem tới vẻ tươi trẻ rạng ngời.
CPT Sutures – best surgical sutures manufacturer in Viet Nam cho biết rằng Phương pháp cấy chỉ thẩm mỹ được ứng dụng ở nhiều vùng cơ thể khác nhau như: da mặt, mũi, cằm, cổ, bụng, bắp tay, bắp chân,… Hiện nay có rất nhiều loại chỉ nâng cơ thẩm mỹ khác nhau được sử dụng. Trong đó, chỉ thẩm mỹ được chia thành 2 loại: chỉ tự tiêu (chỉ catgut, chỉ dexon, chỉ maxon, chỉ vicryl polyglactin,…) và chỉ không tiêu (chỉ silk, chỉ polyester, chỉ nylon, chỉ polypropylene,…).
Tùy vào từng tình trạng da và nhu cầu sử dụng mà bác sĩ, chuyên viên thẩm mỹ sẽ tư vấn lựa chọn kỹ thuật cấy chỉ và loại chỉ thẩm mỹ phù hợp.
Để có được kết quả như ý, an toàn và bền vững, bạn nên tìm tới những địa chỉ uy tín, bác sĩ thẩm mỹ giàu kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật cấy chỉ thẩm mỹ nâng cơ đẹp nhất nhé.
Công nghệ nâng ngực Nano chip
Nano chip là một cụm từ được nhắc tới nhiều trong ngành công nghiệp điện tử. Nhưng đây cũng là khái niệm được phổ biến trong phẫu thuật thẩm mỹ và làm đẹp hiện đại.
Nano chip là phương pháp nâng ngực tiên tiến giúp khắc phục những hạn chế từ kỹ thuật nâng ngực trước đây. Nano chip làm giảm những rủi ro như ngực nâng không đều, khó gìn giữ và duy trì lâu dài.
Công nghệ Nano chip sử dụng kỹ thuật nâng ngực nội soi, sử dụng túi ngực Nano Chip Ergonomix thế hệ mới của thương hiệu Establishment Labs Hoa Kỳ. Với thiết kế lớp silicon True Monobloc cấu tạo bởi 7 lớp, bề mặt túi silicon nano 8000 tiếp điểm trên 1cm giúp tăng khả năng bám dính vào mô xơ ngực cao hơn. Khắc phục được tình trạng co thắt bao xơ, tăng khả năng kéo giãn gấp 800% kích thước ban đầu cũng không gây biến dạng.
Mặc dù có tính bền bỉ, dẻo dai cao. Tuy nhiên, công nghệ Nano chip vẫn chưa có nghiên cứu về sự đảm bảo chip đặt trong túi ngực. Bởi vậy rủi ro xuyên thủng túi cao, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Độ rung của chip cũng có thể gây ảnh hưởng cao tới tim khi 2 vị trí tương đối gần nhau.