Uncategorized

Nguyên nhân gây bệnh vàng lá cho cây và cách khắc phục

Hiện tượng cây bị bệnh vàng lá là một trong những hiện tưởng xảy ra rất phổ biến ở cây trồng, nhất là với các loại hoa hoặc cây cảnh. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng vàng lá và cách khắc phục trong bài viết này nhé!

Nguyên nhân gây bệnh vàng lá

Tưới quá nhiều nước

Tưới quá nhiều nước là một trong những phổ biến nhất gây ra bệnh lá vàng cho cây. Khi bạn tưới nước vượt nhu cầu cần thiết của loại cây đó thì phần rễ cây sẽ không được thông thoáng và có thể bị chết ngạt.

Tưới quá nhiều nước là một trong những phổ biến nhất gây ra bệnh lá vàng

Cây bị thiếu nước

Không chỉ có việc tưới quá nhiều nước mà cây bị thiếu nước cũng sẽ khiến cây bị vàng lá. Thậm chí, việc thiếu nước còn có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn là cây bị tàn tạ và chết nhanh hơn.

Để xác định xem cây của bạn có đang bị thiếu nước hay không chỉ cần kiểm tra lớp đất dưới bề mặt vào chiều tối và sáng sớm. Nếu phần đất đó hơi ấm và khô thì bạn nên cung cấp thêm nước cho cây.

Thay đổi nhiệt độ khiến cây mắc bệnh vàng lá

Việc nhiệt độ môi trường thay đổi liên tục cũng là một nguyên nhân ảnh hướng đến sức sống và màu sắc của cây trồng. Khi nhiệt độ mát mẻ hoặc gió lạnh xảy ra trong thời gian dài, các loại cây trồng rất dễ bị mất màu và vàng lá, nhất là dưa leo, cà chua.

Chịu sự tác động của ánh sáng mặt trời

Cây thường bị vàng lá khi nhận được quá ít ánh sáng mặt trời. Khi cây quá rậm rạp thì có thể cản trở quá trình quang hợp và sản xuất chất diệp lục của những tầng lá bên dưới hoặc sâu bên trong thân cây, thế nên lá cây sẽ chuyển dần sang màu vàng.

Ngoài ra, ánh sáng mặt trời quá gay gắt, nhất là vào những tháng hè cũng là nguyên nhân khiến cho những loại cây rau màu dễ bị cháy và ngả màu vàng. Vậy nên, với những loại rau này, tốt nhất là bạn bên trồng vào đầu mùa xuân hoặc mùa thu, khi thời tiết mát mẻ và đủ ánh nắng để cây phát triển tốt.

Đất trồng thiếu chất dinh dưỡng

Một lý do phổ biến khác khiến cho cây bị vàng lá là do đất trồng thiếu chất dinh dưỡng. Mỗi một loại cây sẽ có nhu cầu về chất dinh dưỡng khác nhau và chủ yếu được hấp thu qua đất trồng.

Các loại chất dinh dưỡng phổ biến như là canxi, nitow, sắt, kali, magiê,… Khi cây bị thiếu các khoáng chất khác nhau sẽ cho ra những biểu hiện khác nhau nhưng vẫn có điểm chung là thiếu sức sống và kém phát triển.

Một lý do phổ biến khác khiến cho cây bị vàng lá là do đất trồng thiếu chất dinh dưỡng

Do côn trùng, sâu bọ gây hại

Không chỉ có rầy lá mà hiện nay cây trồng còn bị đe dọa bởi vô số loại côn trùng và sâu bọ gây hại khác như ve, rầy mềm, bọ tai, ruồi trắng,… Đây cũng chính là tác nhân khiến cho lá cây trồng bị chuyển sang màu vàng

Do nhiễm virus hoặc nấm gây hại

Khi cây trồng bị nhiễm nấm hoặc các loại virus thì lá cây cũng có thể chuyển sang màu vàng. Ngoài ra, cây còn có thể gặp thêm một số triệu chứng khác tùy thuộc vào từng loại nấm hoặc virus.

Đất thừa chất dinh dưỡng

Bên cạnh việc đất bị thiếu chất dinh dưỡng, thì việc đất thừa chất dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân khá phổ biến khiến có thể khiến cây bị vàng lá. Một số người có quan niệm rằng càng bón nhiều phân cây càng phát triển nhanh, tuy nhiên, thực tế cho thấy điều này lại khiến cây trồng khó hấp thu được chất dinh dưỡng.

Độ pH của đất không thích hợp

Mỗi loại cây trồng sẽ có một khoảng độ pH thích hợp nhất để chúng phát triển. Nếu độ pH trong đất không phù hợp thì đương nhiên cây của bạn sẽ khó phát triển, cây bị vàng úa và năng suất chắc chắn sẽ không cao.

Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục bệnh vàng lá

Trường hợp tưới quá nhiều nước

Dấu hiệu: Các lá trưởng thành sẽ có màu vàng nâu và bắt đầu héo dần, khi chạm vào bạn sẽ có cảm giác mềm nhũn hoặc bị nhão. Ngoài ra, trên thân là lá cây còn có thể xuất hiện một vài đốm đen.

Cách khắc phục: Việc đầu tiên cần làm là giảm tần suất tưới nước và lượng nước tưới cho cây. Đồng thời hãy bổ sung thêm không khí cho đất bằng cách chọc các lỗ sâu xung quanh vùng rễ cây. Trường hợp nếu bạn trồng cây trong chậu thì có thể khoang thêm một số lỗ dưới đáy để đảm bảo đất thoát nước dễ dàng.

Cây bị thiếu nước là dấu ghi

Dấu hiệu: Trong trường hợp cây bị thiếu nước, bạn sẽ trông thấy chúng khá “tàn tạ”, thiếu sức sống. Ngay cả những chiếc lá non nhất cũng bị héo và chuyển sang màu vàng.

Cách khắc phục: Hãy tưới nước sâu và thường xuyên hơn vào sáng sớm và chiều mát.

Thay đổi nhiệt độ nóng lạnh

Dấu hiệu: Lá cây bị úa vàng, một số trường hợp có thể xuất hiện các vết cháy ở mép lá.

Cách khắc phục: Cây sẽ khôi phục lại khi trời nắng đẹp. Nếu trường hợp thời tiết trở lanh hơn hoặc có sương giá, bạn nên sử dụng các loại bạt che để chống sương cho cây vào buổi tối.

Chịu sự tác động của ánh sáng mặt trời

Dấu hiệu: Khi thiếu ánh sáng, lá cây ở phía dưới hoặc bên trong thường sẽ ngả màu vàng. Trường hợp gặp nắng nóng thì lá cũng bị vàng và cháy nắng thành từng đốm nhỏ.

Cách khắc phục: Hãy loại bỏ những chiếc lá bị úa vàng. Đối với những loại cây không phát triển được dưới ánh nắng trực tiếp, bạn có thể dùng những tấm lưới che hoặc chuyển cây ra nơi râm mát để tránh nhiệt độ quá cao làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Cây thường bị vàng lá khi nhận được quá ít ánh sáng mặt trời hoặc gặp nắng gắt

Đất trồng thiếu chất dinh dưỡng

Khi đất trồng không đủ chất dinh dưỡng cần thiết, cây trồng sẽ có những biểu hiện như:

Thiếu Canxi: Lá sẽ có màu vàng, biến dạng và cảm giác lá hơi ‘giòn”. Cách khắc phục: Kiểm tra lại đất trồng và bỏ thêm vôi nếu đất có tính axit hoặc thêm thạch cao nếu đất có tính kiềm.

Thiếu sắt: Lá thường sẽ bị úa vàng và nổi vân xanh. Đồng thời, cây phát triển còi cọc. Cách khắc phục: Kiểm tra độ pH của đất, sau đó hạ độ pH xuống dưới mức 7.

Thiếu Nitơ: Ngọn cây thường có màu vàng nhạt, cây phát triển còi cọc. Cách khắc phục: Trộn thêm phân hoặc bã cà phê vào đất.

Thiếu Magiê: Lá cây có màu vàng với các sọc trắng xuất hiện dọc theo các gân xanh. Cách khắc phục: Trộn thêm phân bón giàu magie sunphat vào đất.

Do côn trùng, sâu bọ gây hại

Dấu hiệu: Mỗi loại côn trùng hoặc sâu bọ sẽ đem lại những thiệt hại và triệu chứng riêng cho cây trồng. Chẳng hạn các loại rầy rệ thường gây hại ở phần rễ, thân, lá gần mặt đất làm lá bị khô héo, cây còi cọc.

Cách khắc phục: Thường xuyên theo dõi cây và xử lý sâu bệnh càng sớm càng tốt. Ngoài ra, hãy luôn đảm bảo không để cỏ dại mọc trong vườn bởi cỏ dại không chỉ thu hút côn trùng, sâu bệnh mà còn lấy đi nước và chất dinh dưỡng từ đất.

Mỗi loại côn trùng hoặc sâu bọ sẽ đem lại những thiệt hại và triệu chứng riêng cho cây trồng

Cây bị nhiễm virus hoặc nấm gây hại

Mỗi một loại nấm hoặc virus gây hãi sẽ có những triệu chứng khác nhau như cũng như cách điều trị riêng biệt. Cụ thể:

Virus xoăn ngọn: Đây là loại virus do rầy nâu gây ra, làm cho phần lá cây hướng lên trên và chuyển sang màu vàng, gân lá màu tím, quả non và cây bị còi cọc. Cách điều trị: Hãy cắt bỏ những bộ phận bị nhiễm bệnh và đem tiêu hủy để tránh lây lan.

Bệnh cháy lá sớm: Khi bị bệnh này, cây của bạn sẽ xuất hiện các đốm nâu, sau đó lá chuyển sang màu vàng và rụng. Cách điều trị: Có thể phòng tránh bệnh này bằng cách luân canh cây trồng hàng năm và sử dụng các loại thuốc trừ nấm.

Bệnh đốm lá Septoria: Khi độ ẩm không khí và nhiệt độ tăng cao, đồng thời cây được tưới nước quá nhiều có thể khiến các phiến lá phía dưới xuất hiện các đốm tròn màu nâu sẫm với một vòng màu vàng. Cách xử lý: Luân canh cây trồng hàng năm và hạn chế việc tưới quá nhiều. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc trừ nấm.

Đất bị thừa chất dinh dưỡng

Dấu hiệu: Lá cây sẽ chuyển sang màu vàng hoặc màu nâu, sau đó bị khô và rụng dần.

Cách khắc phục: Đầu tiên bạn hãy lất hết phần phân bón còn sót lại mà bạn có thể lấy ra được ra khỏi đất, đồng thời tưới xả nước để làm giảm hàm lượng phân xuống. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn thêm đất sạch để trung hòa hàm lượng dinh dưỡng.

Khi độ pH của đất không thích hợp với cây trồng

Cách xử lý: Để biết được chính xác độ pH của vùng đất đó có phù hợp với cây trồng hay không thì bạn có thể dùng máy đo độ pH của đất. Sau đó, so sánh với bảng thống kê độ pH của một số loại cây trồng phổ biến để xem độ pH này cao hơn hay thấp hơn so vói mức cần thiết để tìm cách xử lý phù hợp.

Trên đây là một số nguyên nhân gây bệnh vàng lá phổ biến nhất ở cây trồng cũng như dấu hiệu nhận biết tương ứng để bạn tham khảo thêm. Hi vọng, qua bài biết này, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích, từ đó có thể xác định được phương pháp xử lý đúng cách và kịp thời cho cây trồng của mình.