kính chống tia uv và ánh sáng xanh
Tin tổng hợp

Cách phân biệt kính chống tia uv và ánh sáng xanh

Kính chống tia UV và ánh sáng xanh đều có tác dụng ngăn chặn ảnh hưởng của các tia bức xạ, đồng thời bảo vệ mắt. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc làm sao để phân biệt 2 loại kính này không? Hãy cùng SOFTSUPPLIER tìm hiểu qua bài viết cách phân biệt kính chống tia UV và kính chống ánh sáng xanh nhé. 

Tìm hiểu về kính chống tia UV 

Trên thị trường hiện nay xuất hiện hàng loạt các sản phẩm mắt kính chống tia UV, điều này khiến nhiều khách hàng cảm thấy khó khăn khi lựa chọn sản phẩm phù hợp. Dưới đây là những thông tin cần thiết về kính chống tia UV mà bạn nên biết để có thể sử dụng sản phẩm đúng cách, tránh ảnh hưởng đến đôi mắt.

Kính chống tia UV là gì?

Kính chống tia UV là loại kính có tròng được phủ một lớp chống UV nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của các bức xạ cực tím đến mắt. Hiện nay, lớp kính này đang được áp dụng với đại đa số các chủng loại từ mắt kính cận chống tia UV cho đến kính mát chống tia UV. 

Theo nghiên cứu, các loại mắt kính chống UV đều có khả năng ngăn chặn đến 90% ánh sáng của UVA và UVB. Trong đó UV 400 được xem là loại mắt kính lý tưởng nhất với khả năng chống tác hại lên tới 100%.

Tuy nhiên không phải mẫu kính nào cũng sở hữu khả năng chống tia cực tím, rất nhiều người đã lầm tưởng điều này và mua phải hàng kém chất lượng. Để phân biệt được đâu là kính chống tia UV, khách hàng còn biết về một số dòng mắt kính phổ biến như sau:

  • Kính chống UV tròng phân cực: Kính sử dụng lớp phủ Polaroid đặc biệt có khả năng loại bỏ hoặc giảm độ chói từ tia sáng mặt trời phản xạ với mặt phẳng, đây là loại kính được sử dụng cho trẻ em.
  • Tròng kính chống UV có lớp phủ phản biến: Loại kính này được phủ một lớp chống phản xạ AR, có tác dụng giảm độ chói của ánh sáng phản xạ ở mặt sau kính râm.
  • Kính chống UV có tráng gương: Loại kính này có độ phản chiếu cao, giúp giảm lượng ánh sáng có hại đi trực tiếp vào mắt.

tìm hiểu kính chống tia uv

Tia UV có hại như thế nào đối với đôi mắt?

Việt Nam là đất nước có khí hậu nắng quanh năm, vậy nên việc mắt bị ảnh hưởng bởi tia UV là điều khó tránh khỏi. Tác hại này đã được cảnh báo thường xuyên nhưng vẫn có một số người chưa thực sự hiểu rõ về nó. 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặt trời phát ra 3 loại UV đó là UVA, UVB và UVC, những tia sáng này chiếu đến mắt dưới dạng sóng và độ dài được đo bằng nanomet (nm). Buổi trưa (10 – 14h) được xem là khung giờ có cường độ UV mạnh nhất.

Vậy nên, con người cần hạn chế sinh hoạt trong khoảng thời gian này, trường hợp bắt buộc cần có những biện pháp phòng tránh phù hợp cụ thể là sử dụng kính mát chống UV.

Một số tác hại của tia UV lên mắt có thể kể đến như làm giảm khả năng quan sát ảnh hưởng nghiêm trọng về lâu dài, gây lão hóa vùng da quanh mắt, dễ xảy ra bệnh nguy hiểm về mắt như đau mắt đỏ, viêm giác mạc, đục thủy tinh thể,…

các tác hại của tia uv đối với mắt

Cách nhận biết kính chống tia UV chính hãng 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại kính chống tia cực UV khác nhau đa dạng chủng loại lẫn kiểu dáng khiến người dùng khó có thể phân biệt đâu là kính có khả năng chống UV. Dưới đây là một số cách phân biệt kính chống tia UV hiệu quả bạn nên áp dụng:

  • Đối với dòng mắt kính Polarized chính hãng: Để nhận biết dòng kính này, bạn cần dựa trên ký hiệu được nhà sản xuất khắc ký tự “P” lên mắt kính. Nếu quan sát kỹ hơn, thông số 3P xuất hiện trên càng kính cũng là cách giúp bạn phân biệt mẫu kính Polarized chính hãng.
  • Đối với dòng mắt kính UV 400: Bạn có thể nhận biết dòng kính này dựa trên thông số bằng cách tra mã sản phẩm hoặc quét mã đối chiếu. Bên cạnh đó, trải nghiệm thực tế sản phẩm cũng là cách phân biệt kính chống tia UV đơn giản, bởi khi gặp ánh mặt trời kính chống UV 400 sẽ cho hình ảnh phản chiếu màu sắc cầu vồng. 
  • Đối với dòng mắt kính cận chống tia UV: Để nhận biết loại mắt kính này, bạn cần để một người khác đeo kính vào sau đó nhìn thẳng vào mắt đối phương, hình ảnh màu sẽ hiện ra khi nhìn từ phía đối diện, đây là yếu tố giúp bạn phân biệt đâu là kính chính hãng. 

cách nhận biết kính chống tia uv chính hãng

Tìm hiểu về kính chống ánh sáng xanh?

Bên cạnh kính chống tia UV, kính chống ánh sáng xanh cũng là một trong những sản phẩm đang rất được ưa chuộng hiện nay. Cùng tìm hiểu về đặc điểm cũng như cách nhận biết kính chống ánh sáng xanh ngay bây giờ nhé. 

Kính chống ánh sáng xanh là gì?

Kính chống ánh sáng xanh là loại kính có lớp phủ chống ánh sáng xanh trên bề mặt tròng kính. Loại kính này được sử dụng để ngăn ngừa ánh sáng xanh từ màn hình máy tính và điện thoại, giúp bảo vệ mắt và làm giảm nhức mỏi mắt. 

Kính chống ánh sáng xanh thường có màu vàng nhạt giúp làm dịu mắt, loại kính này cũng được sử dụng làm kính chống nắng hoặc kính chống chói khi lái xe vào bạn đêm. Trên thị trường hiện nay có 2 loại kính chống ánh sáng xanh đó là:

  • Mắt kính cắt ánh sáng xanh: Loại kính này có tác dụng ngăn chặn tối đa ánh sáng xanh bao gồm cả ánh sáng xanh tím và xanh lam.
  • Mắt kính lọc ánh sáng xanh: Loại kính này có tác dụng ngăn ngừa ánh sáng xanh tím tuy nhiên ánh sáng xanh lam vẫn có thể đi qua. 

tìm hiểu kính mắt chống ánh sáng xanh

Đặc điểm của kính chống ánh sáng xanh 

Trong tự nhiên, ánh sáng khi nhìn thấy được tổng hợp từ vô số ánh sáng đơn sắc với các màu đặc trưng như đỏ, cam, vàng, lục. lam, chàm, tím. Khi đeo kính chống ánh sáng xanh, một phần ánh sáng bạn nhìn thấy sẽ bị cản bên ngoài tròng kính. 

Để có thể kiểm tra kính chống ánh sáng xanh, bạn cần quan sát màu sắc đặc trưng của tròng kính. Thông thường, kính chống ánh sáng xanh sẽ có màu đặc trưng là xanh ngọc hoặc xanh tím. Khi hình ảnh nhìn qua mắt kính chống ánh sáng xanh sẽ ngả nhẹ sang màu vàng, giúp đôi mắt của người đeo cảm thấy dịu nhẹ, dễ chịu hơn.

Cách nhận biết kính chống ánh sáng xanh chính hãng 

Kính chống ánh sáng xanh giúp ngăn chặn ánh sáng xanh, bảo vệ mắt khỏi những căn bệnh do màn hình kỹ thuật số. Bên cạnh đó, việc sử dụng loại kính này cũng giúp làm giảm nguy cơ bị tật khúc xạ và các bệnh do ánh sáng xanh gây ra. Trên thị trường hiện nay, nhiều loại tròng kính ánh sáng xanh nổi bật có thể kể đến như Kavi, tròng kính Essilor, Uniqlo,… Dưới đây là cách nhận biết kính chống ánh sáng xanh chính hãng, bạn có thể tham khảo:

  • Phân biệt kính chống ánh sáng xanh qua bề mặt mắt kính nếu thấy có lớp phản quang màu xanh ngọc hoặc xanh tím thì là hàng chính hãng. 
  • Phân biệt kính chống ánh sáng xanh bằng cách đeo kính và cảm nhận, nếu thấy hình ảnh qua kính ngả vàng nhẹ sẽ là kính chất lượng. 
  • Quan sát bảng giá kính chống ánh sáng xanh, một vài thương hiệu nổi tiếng sẽ sử dụng công nghệ in chìm logo. Bạn có thể hà hơi lên mắt kính, vài giây sau sẽ hiện logo trên mặt kính, nếu không có sẽ là kính kém chất lượng.

cách nhận biết kính chống ánh sáng xanh chính hãng

Hướng dẫn cách phân biệt kính chống tia UV và ánh sáng xanh 

Kính chống tia UV và ánh sáng xanh sẽ có một số điểm khác biệt, sau đây là cách để nhận biết hai loại kính này:

Kiểm tra bằng mắt thường

Khác với kính chống tia UV, kính chống ánh sáng xanh cho phép các ánh sáng màu khác đi qua và chặn lại ánh sáng màu xanh lam. Vậy nên, khi đưa kính chống ánh sáng canh ra mặt trời hoặc trước màn hình máy tính, kính sẽ có một lắp phản quang màu xanh lam.

Kiểm tra bằng bút thử

Nếu bạn không thể phân biệt kính chống tia UV và ánh sáng xanh bằng mắt thường thì bút thử là phương pháp phù hợp nhất. Lưu ý bạn nên sử dụng bút thử ánh sáng xanh cho kính chống ánh sáng xanh và bút thử tia UV cho kính chống tia UV để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Đặt trước kính một miếng giấy, rọi đèn qua mắt kính nếu thấy ánh sáng hiện lên thì đó là kính không có tác dụng chống ánh sáng xanh và ngược lại. Thực hiện tương tự với kính chống tia UV.

Giấy chứng nhận chất lượng 

Cách an toàn và chắc chắn nhất để phân biệt kính chống tia UV và ánh sáng xanh đó là gửi đến cơ quan kiểm định độc lập. Các cơ quan này sẽ có đầy đủ phương tiện và máy móc để kiểm tra và đưa ra kết luận chính xác nhất. 

Trên đây là một số cách giúp bạn phân biệt kích chống tia UV và ánh sáng xanh hiệu quả. Liên hệ ngay đến những cửa hàng mắt kính chính hãng gần nhất, để chọn cho mình loại kính phù hợp để bảo vệ đôi mắt của mình.