Bandwidth ( băng thông) là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng việc cấu thành một website. Cùng với đó, mức sử dụng băng thông cũng là một tiêu chí cần phải có để đánh giá các chi phí khi tính đến những dịch vụ liên quan đến Web Host. Hãy cùng Softsupplier giải đáp câu hỏi băng thông là gì? Cách tính Bandwidth hosting ra sao? trong bài viết dưới đây.
Những thông tin cần biết về băng thông ( Bandwidth)
Băng thông là gì?
Băng thông hay còn được gọi là bandwidth là lượng dữ liệu được truyền qua thiết bị truyền dẫn trong 1 giây. Theo định nghĩa này ta có thể hiểu băng thông càng lớn thì tốc độ truyền dữ liệu càng nhanh. Ở lĩnh vực mạng máy tính, băng thông được tính bằng nhiều đơn vị khác nhau như: Bit/giây (bps); byte/giây (Bps); triệu bit/giây (Mbps), tỷ bit/giây (Gbps).
Các dạng băng thông hiện có
Xét ở phạm vị sử dụng gồm băng thông trong nước và băng thông quốc tế:
- Băng thông trong nước: Được sử dụng để trao đổi và tương tác giữa các máy chủ trong cùng một nước. Loại băng thông này thích hợp cho mạng nội bộ.
- Băng thông quốc tế: Dùng để trao đổi và tương tác giữa máy chủ của nhiều quốc gia khác nhau. Băng thông quốc tế mạnh hay yếu còn dựa vào tình hình cáp quang biển. Vậy nên khi cáp quang biển bị đứt sẽ không truy cập hoặc truy cập rất chậm vào các trang website ở nước ngoài như facebook, youtube.
Xét theo dung lượng sử dụng gồm băng thông được cam kết, băng thông được chia sẻ và băng thông riêng:
- Băng thông được cam kết: Nhà mạng sẽ cam kết một dung lượng cố định để kết nối Internet. Nếu bạn đã dùng hết băng thông này và muốn sử dụng thêm thì cần nạp tiền để tiếp tục sử dụng.
- Băng thông được chia sẻ: Để hạn chế tình trạng Server bị đơ, băng thông có thể được dùng cho nhiều máy chủ chia sẻ khác nhau.
- Băng thông riêng: Người dùng buộc phải trả phí cho băng thông đã sử dụng. Băng thông này có đặc tính không phải chia sẻ với người khác.
Mối liên quan giữa băng thông và tốc độ Internet
Có rất nhiều người cho rằng băng thông internet và tốc độ internet là thuật ngữ giống nhau. Các chuyên gia mạng đã chỉ ra hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau:
- Số lượng data tối đa được truyền tải trong 1s giữa hai máy tính với nhau thông qua một kết nối mạng được hiểu là băng thông internet. Chúng được đo bằng đơn vị Kilobit, Megabit, Gigabit, Terabit.
- Sự nhanh chậm của việc truyền dữ liệu được hiểu là tốc độ internet. Có 2 loại tốc độ phản ánh sự nhanh chậm này là tốc độ download và tốc độ upload khi thực hiện các công việc như tải tài liệu, lướt web.
Hướng dẫn cách tính băng thông Hosting đơn giản
Công thức tính bandwidth trong hosting
Để tính băng thông cho chính xác cần cân nhắc đến ba tiêu chí sau:
- Dung lượng tải trung bình của mỗi tháng là bao nhiêu?
- Truy cập vào website trung bình mỗi tháng của khách hàng là bao nhiêu?
- Mỗi người truy cập cần bao nhiêu dung lượng trung bình.
Công thức tính như sau:
Băng thông Website = Kích thước tải trung bình của trang x Số lượng người truy cập trung bình mỗi tháng x Lượt truy cập trang trung bình của mỗi người.
Cách kiểm tra
Kiểm tra tốc độ tải của website: Nên dùng mạng LAN để có kết quả chính xác. Sau đó tải một file bất kỳ về máy. Trong lúc tải sẽ hiển thị tốc độ tải giúp kiểm tra băng thông đơn giản. Kiểm tra băng thông web hosting bằng trang web Speedtest. Sau đó web sẽ hiển thị các thông số như:
- Ping là tốc độ trễ.
- Download là tốc độ tải.
- Upload là tốc độ up đối với các file dữ liệu.
Các vấn đề đối với băng thông
Điều tiết băng thông
Nếu băng thông bị bóp do nhà cung cấp hoặc nhân viên quản trị mạng bóp tốc độ đường truyền xuống mức thấp hơn thực tế. Lúc này cần tìm các công cụ để kiểm tra và xử lý như công cụ miễn phí Glasnost.
Để chính xác nên kiểm tra vào thời gian cuối tháng của hosting. Nếu muốn không bị bóp băng thông nên sử dụng VPN (mạng ảo riêng).
Độ trễ băng thông
Tốc độ truyền tải mạng sẽ bị ảnh hưởng do độ trễ băng thông. Không chỉ do sự cố về mạng, cũng có thể do các thiết bị modem bị lỗi hay máy bị virus hoặc người dùng quá tải dẫn đến hiện tượng trễ băng thông.
Lúc này, bạn buộc phải tìm đúng nguyên nhân từ đó mới có cách khắc phục hiệu quả. Trường hợp đứt cáp quang chỉ còn cách đợi nhà mạng xử lý.
Chọn băng thông hosting sao cho phù hợp
Chọn băng thông sao cho phù hợp cũng là vấn đề đau đầu của nhiều người. Theo những chuyên gia mạng cần dựa vào các căn cứ sau:
- Dựa trên nhu cầu phát triển website.
- Dựa vào mục tiêu phát triển hosting website.
- Muốn tăng tính trải nghiệm bằng dữ liệu truyền tải mượt hay không.
- Kinh phí cho việc mua băng thông.
- Dung lượng băng thông cần có cho website của bạn.
Thông thường khi sử dụng dịch vụ của các đơn vị cung cấp hosting, họ sẽ tư vấn cụ chi tiết giúp khách hàng lựa chọn được hosting có băng thông phù hợp dựa theo nhu cầu thực tế của khách hàng.
Các sự cố hay gặp về băng thông và cách xử lý
Băng thông quá ít: Nếu băng thông quá ít sẽ khiến cho tác vụ mất nhiều thời gian để hoàn thành. Bên cạnh đó nó còn làm cho quá trình sao lưu diễn ra lâu hơn.
Băng thông quá nhiều: Nếu chọn băng thông nhiều đương nhiên sẽ giúp tăng tốc độ truy cập web nhưng nó làm lãng phí và gây ra tốn kém. Cách khắc phục sự cố: Cần dùng các công cụ để cải thiện hiệu suất mạng và các vấn đề về băng thông như:
- Ping và Traceroute: Với Ping sẽ cho máy chủ thử nghiệm, trả kết quả về tốc độ gửi, nhận dữ liệu. Traceroute giúp xác định xem có nhiều kết nối mạng riêng lẻ theo đường dẫn kết nối hay không.
- Giám sát mạng PRTG: Với giao diện vẽ đồ thị và thu thập dữ liệu, nó giúp khắc phục sự cố băng thông không liên quan đến thiết kế.
Kết luận
Hy vọng bài chia sẻ này đã giúp ích cho những ai quan tâm đến băng thông là gì, cũng như cách tính băng thông hosting chi tiết.Từ đó có thể sáng suốt khi đưa ra lựa chọn băng thông và bình tĩnh xử lý nếu băng thông gặp vấn đề.