Tin tổng hợp

Công nghệ Urea hóa lỏng là gì? Quy trình sản xuất phân NPK Ure

Công nghệ Urea hóa lỏng được biết đến là thành tựu công nghệ mới. Được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới và ngay tại Việt Nam. Đây là sự sáng tạo tuyệt vời của con người trong sản xuất phân bón NPK. Nếu bạn còn băn khoăn về công nghệ Urea hóa lỏng là gì? Quy trình sản xuất phân NPK Ure như thế nào? Hãy theo chân khám phá cùng những chia sẻ ngay dưới đây.

Công nghệ Urea hóa lỏng là gì?

Công nghệ Urea hóa lỏng
Công nghệ Urea hóa lỏng

 

Công nghệ Urea hóa lỏng là công nghệ áp dụng sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật cho phép sản xuất phức hợp NPK có hàm lượng nitơ đạm cao hay tổng hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với các công nghệ phổ biến khác. Với công nghệ này, nhà sản xuất có thể đưa hoạt chất agrotain vào đạm, đưa avail vào lân để làm giảm đến 30% lượng phân bón. Công nghệ sản xuất NPK trên nền Urê hóa lỏng nhằm mang đến cho thị trường những dòng sản phẩm phân bón đặc biệt cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng cao vượt trội.

Ưu điểm vượt trội của công nghệ Urea hóa lỏng

Công nghệ Urea hóa lỏng là một tiến bộ vượt bậc trong sản xuất. Khắc phục được những nhược điểm của các công nghệ sản xuất phân bón phổ biến. Tỷ lệ đạm thấp dẫn đến tổng hàm lượng dinh dưỡng phân bón thấp và những ưu điểm vượt trội sau sẽ là giải pháp hoàn hảo cho phân bón ngày nay:

  • Urea hóa lỏng cho hạt phân chắc, bóng, đẹp. Nén hàm lượng đạm và tổng hàm lượng dinh dưỡng cho cây trong cùng viên phân. Bao gồm các hoạt chất chống thất thoát đạm. Tăng cường tác dụng của lân vào viên phân. Bổ sung đầy đủ các chất trung lượng và vi lượng.
  • Công nghệ giúp giảm lượng bón, cho năng suất cây trồng tối đa. Sản phẩm không bị vón cục, hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Vì thế cây trồng rất dễ hấp thụ.
  • Tiết kiệm được tối đa công vận chuyển, công rải phân. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thân thiện với cây trồng. Góp phần loại trừ được các loại NPK hàng giả, chất lượng kém trên thị trường. Giảm thiệt hại cho cây trồng và nhà nông.
  • Hệ thống điều hành sản xuất Công nghệ Urea hóa lỏng đều tự động. Khâu lượng và nhập liệu được tự động hóa hoàn toàn. Đảm bảo phối liệu chính xác, cho chất lượng sản phẩm ổn định hơn.

Quy trình sản xuất phân NPK Ure

Quy trình sản xuất phân NPK Ure
Quy trình sản xuất phân NPK Ure

Theo quy trình sản xuất chuẩn của Công ty Sản xuất Phân Bón Hà Lan thì quy trình sản xuất phân NPK Ure cơ bản gồm 7 bước:

Công đoạn 1: Nghiền nguyên liệu (fertilizer crusher)

Nguyên liệu để sản xuất phân NPK Ure hầu hết đều tồn tại ở dạng hạt. Các nguyên liệu chính gồm có:

  • Nguyên liệu chứa đạm: Gồm amôn sunfat, Di Amôn Clorua, ure…
  • Nguyên liệu chứa lân: Gồm supe photphat đơn, phân lân nung chảy, DAP, MAP, photphorite…
  • Nguyên liệu chứa Kali: Gồm Kali clorua, Kali Sunphat…

Quá trình nghiền nguyên liệu nhằm đạt được độ mịn theo đúng tiêu chuẩn yêu cầu. Tạo điều kiện cho quá trình vê viên tạo hạt thuận lợi hơn. Đồng thời giúp sản phẩm có hình thức đẹp, tăng độ cứng. Đảm bảo đồng đều các thành phần trong hạt phân cũng như đảm bảo chất lượng phân. Nguyên liệu sẽ được nghiền bằng máy nghiền búa. Sau đó sẽ được băng tải vận chuyển nạp vào các phễu theo từng loại riêng. Qua trình này sẽ có phát sinh bụi từ lúc cấp liệu vào máy và phát sinh ở băng tải sau nghiền.

Công đoạn 2: Phối trộn nguyên liệu (fertilizer mixer)

 

Sau quy trình nghiền là quy trình phối trộn nguyên liệu. Giúp trộn đều các nguyên liệu trước khi vê viên tạo hạt. Nhằm đảm bảo tỷ lệ giữa các thành phần dinh dưỡng có trong hạt phân. Tùy vào yêu cầu về tỷ lệ thành phần dinh dưỡng của sản phẩm. Chúng sẽ được trộn với tỷ lệ phối liệu khác nhau. Nguyên liệu sẽ được cân điện tử tự động hay cân thủ công để xác định khối lượng. Sau đó mới được đưa vào thùng trộn. Thùng trộn ở dạng thùng quay, được đặt nghiêng. Mục đích là đảo trộn đều các nguyên liệu với nhau. Quá trình vận chuyển băng tải khi cân vào thùng trộn cũng có phát sinh bụi.

Công đoạn 3: Vê viên tạo hạt (disc fertilizer granulator)

Vê viên tạo hạt (disc fertilizer granulator)
Vê viên tạo hạt (disc fertilizer granulator)

Vê viên tạo hạt với mục đích tạo các hạt có kích thước mong muốn. Đảm bảo thành phần dinh dưỡng và kích thước hạt đồng đều. Độ ẩm thích hợp, tạo điều kiện thuân lợi cho quá trình tiếp theo. Hỗn hợp nguyên liệu khi đã được trộn đều được băng tải đưa xuống máy. Vê viên ở dạng đĩa quay hoặc thùng quay. Đĩa vê viên thường được đặt nghiêng một góc khoảng 40 – 45 độ so với phương ngang.

Nước được đưa vào bằng vòi phun nhằm tạo độ ẩm thích hợp. Nhờ lực ly tâm và trọng lực của nguyên liệu, độ ẩm được đưa vào, các hạt NPK dần được hình thành. Quá trình này được phân thành 3 giai đoạn chính. Gồm tạo mầm hạt; nâng kích thước hạt; bọc tạo áo sản phẩm. Màu sắc nguyên liệu bọc áo là yếu tố quyết định màu sắc của sản phẩm cuối cùng. Hạt NPK sẽ được chuyển xuống băng tải, đưa sang công đoạn sấy.

Công đoạn 4: Sấy (dryer)

Sấy là một trong những công đoạn quan trọng của quy trình sản xuất phân NPK Ure. Mục đích của công đoạn này là tạo độ ẩm của hạt theo yêu cầu. Làm tăng độ cứng cáp, tránh hiện tượng bết dính, kết khối hạt. Sau quá trình vê viên tạo hạt, NPK bán thành phẩm với độ ẩm khoảng 4,5 – 6%. Lúc này băng tải đưa chuyển vào máy sấy thùng quay. Khí nóng được cấp từ hệ thống lò hơi đốt than hoặc dầu FO qua hệ thống quạt. Khí nóng dùng để sấy NPK có nhiệt độ khoảng từ 250 – 300 độ C. Thùng quay được đặt nghiêng, bên trong có lắp các cánh đảo. Đảm bảo các hạt NPK được đảo đều, chuyển dần về cuối thùng sấy.

Sau khi ra khỏi thùng sấy, NPK có nhiệt độ từ 80 – 90 độ C, độ ẩm đạt từ 2 – 4%. Dòng khí nóng sau khi qua trao đổi nhiệt với NPK sẽ hạ xuống. Còn khoảng 110 độ C và mang theo nhiều bụi và khí độc.

Công đoạn 5: Sàng (screening machine)

Quy trình sàng lọc nhằm mục đích loại bỏ các hạt phân có kích thước không mong muốn. Sản phẩm NPK Ure sau khi sấy đến độ ẩm từ 2 – 4%, được qua băng tải rót lên sàng. Sàng được chuyền chuyển động qua cơ cấu rung lệch tâm. Cấu tạo của sàng gồm có 2 lớp. Lớp trên có kích thước mắt sàng 5mm, lớp dưới là 2mm. Những hạt có kích thước lớn hơn 5mm sẽ được giữ lại trên mặt sàng. Sau đó được chuyển sang máy nghiền búa để đưa quay lại thùng trộn. Còn các hạt có kích thước nhỏ hơn 2mm sẽ rơi xuống dưới mắt sàng. Qua hệ thống băng tải, quay lại về công đoạn vê viên tạo hạt. Những hạt NPK còn lại đạt kích thước yêu cầu từ 2 – 5mm. Chúng sẽ nằm giữa 2 mặt sàng được đưa vào thiết bị làm nguội.

Công đoạn 6: Làm nguội (stock bin)

Làm nguội (stock bin)
Làm nguội (stock bin)

 

Quy trình làm nguội rất quan trọng. Sản phẩm hạt NPK sau quá trình sàng phân loại có nhiệt độ từ 70 – 80 độ C. Kích thước từ 2 – 5mm, độ ẩm từ 2 – 4% được đưa vào thiết bị làm nguội dạng thùng quay. Thùng quay này được thiết kế đặt nghiêng. Sản phẩm sẽ được chuyển dịch từ đầu thùng đến cuối thùng. Không khí được quạt hút vào thùng, đi ngược chiều với sản phẩm. Làm hạ nhiệt độ từ 70 – 80 độ C xuống còn 30 độ C. Khí sau khi ra khỏi thùng làm nguội có chứa lượng lớn bụi sản phẩm.

Trong quá trình sấy thì hạt NPK đã được tích nhiệt. Nên quá trình bay hơi nước tiếp tục xảy ra tại băng tải say sấy. Tại sàng bán thành phẩm và thiết bị làm nguội sẽ cho ra sản phẩm cuối cùng. Độ ẩm đảm bảo từ 0,6 – 1,5% theo chuẩn quốc tế.

Công đoạn 7: Đóng bao sản phẩm (stock bin)

Đóng bao sản phẩm là công đoạn cuối cùng hoàn tất quy trình sản xuất phân NPK Ure. Quý trình cân đóng bao thủ công được thực hiện bởi 4 – 5 nhân công/ 1 công đoạn. Sản phẩm từ xilo chứa được, cho tháo chảy xuống bao chứa được hứng phía dưới. Được đặt trên một cân định lượng, sau đó được đóng miệng bao bằng máy may tay. Quy trình đóng bao này có thể được làm tự động hay thủ công tùy vào từng cơ sở. Các bao sản phẩm phân bón NPK Ure thường có trọng lượng từ 25 – 50kg.

Kết luận

Như vậy, với việc tìm hiểu về công nghệ Urea hóa lỏng và quy trình sản xuất phân NPK Ure. Quý vị đã hiểu hơn về công nghệ hiện đại, tiên tiến này để áp dụng vào sản xuất. Hiện nay tại Việt Nam công nghệ này chưa thực sự phổ biến. Tuy nhiên nó là nền tảng hứa hẹn phát triển và chiếm lĩnh thị trường trong tương lai. Mang đến năng suất và chất lượng nông sản tốt nhất.