IPC là gì? Tìm hiểu vai trò của IPC trong ngành dược
Tin tổng hợp

IPC là gì? Tìm hiểu vai trò của IPC trong ngành dược

Có lẽ bạn đã từng nghe nhắc đến thuật ngữ IPC trong ngành dược nhưng vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ này. Chính vì thế, nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về IPC là gì, ở bài viết hôm nay, Softsuppplier sẽ giải thích khái niệm và vai trò của IPC trong ngành dược. Đồng thời cũng cung cấp thêm một số thông tin chi tiết về công việc trong ngành nghề này, mong rằng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Khái niệm IPC là gì?

Khái niệm IPC là gì?

IPC là chữ viết tắt của cụm từ Inter Process Communication, dịch ra tiếng Việt nghĩa là đảm bảo chất lượng. Đây được xem là một trong những yếu tố rất quan trọng trong ngành dược bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng.

Quá trình đảm bảo chất lượng (IPC) trong ngành dược không những thể hiện ở sản phẩm cuối cùng mà còn thể hiện trong cả quá trình đảm bảo nghiên cứu và sản xuất đến thành phẩm. Bất kỳ công đoạn nào cũng cần nâng cao cảnh giác, kiểm tra, đánh giá thường xuyên nhằm có thể đảm bảo sản phẩm đến tay người dùng tốt nhất, chất lượng nhất, đồng thời phổ biến rộng rãi đến nhiều khách hàng trên thị trường.

Công việc của một nhân viên IPC là gì?

Công việc của một nhân viên IPC là gì?

  • Thực hiện kiểm tra công việc tuân thủ đúng theo GMP – tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt của doanh nghiệp dược.
  • Lấy mẫu bán thành phẩm để kiểm định xem chất lượng đã tuân thủ theo tiêu chuẩn GMP hay chưa.
  • Kiểm định chất lượng theo những chỉ tiêu kiểm định đã được đề ra trong quá trình sản xuất và nghiên cứu dược phẩm.
  • Thực hiện chặt chẽ việc kiểm soát, kiểm tra kỹ lưỡng mọi công đoạn thực hiện nhằm đảm bảo tạo nên một dược phẩm chất lượng của thành phẩm sau quá trình sản xuất.
  • Phụ trách lấy mẫu bán thành phẩm gửi đến phòng kiểm tra chất lượng theo đúng thời hạn.
  • Thường xuyên ghi chép công việc mình đã làm vào sổ tay để làm tài liệu, cũng như giúp bản thân ghi nhớ tốt hơn. Bên cạnh đó, tài liệu này cũng sẽ giúp bạn làm báo cáo và đánh giá việc đảm bảo chất lượng của dược phẩm.
  • Tiến hành kiểm tra thường xuyên việc bảo quản nguyên vật liệu, bao bì cũng như thành phẩm theo đúng quy định pháp luật, đồng thời bảo đảm chất lượng tốt nhất đối với dược phẩm sản xuất ra và cung cấp trên thị trường.
  • Báo cáo với cấp trên về việc xử lý những sản phẩm lỗi, bị loại bỏ, những sản phẩm bị đại lý trả về kho, khi phát hiện thấy những điểm bất thường, không phù hợp.
  • Giám sát quy trình sản xuất, thiết bị phòng sạch, điều kiện sản xuất, vệ sinh trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Vai trò của IPC trong ngành dược

Dựa theo 1 trong 10 nguyên tắc cơ bản trong chỉ dẫn GMP có nội dung: toàn bộ quá trình kiểm duyệt thiết yếu đối với nguyên liệu ban đầu, mặt hàng trung gian và bán thành phẩm cũng tương tự như kiểm duyệt trong thủ tục công bố sản xuất trang thiết bị y tế, chu trình sản xuất, hiệu chuẩn và thẩm định phải được thực hiện. Do đó, việc kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất (IPC) là bắt buộc trong sản xuất dược phẩm.

Việc làm chủ chất lượng trong quá trình sản xuất giúp cho sản phẩm cuối cùng – thành phẩm đồng nhất về chất lượng, đồng thời cũng giảm thiểu các rủi ro trong quá trình sản xuất. Sản phẩm ở giai đoạn trước phải đạt mới được phép chuyển sang giai đoạn sau.

Vị trí của IPC trong nhà máy dược GMP

Vị trí của IPC trong nhà máy dược GMP

Theo công ty phòng sạch GMP Groups chia sẻ, vai trò của IPC trong ngành dược là bắt buộc và rất quan trọng. Chính vì thế, việc bố trí phòng IPC trong nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm cũng là một yếu tố đáng quan tâm.

Phòng IPC thường được xây dựng trong khu vực sản xuất, phòng sạch nhằm thuận tiện cho quá trình lấy mẫu kiểm nghiệm. Việc thiết kế, bố trí đặt phòng IPC sẽ do các chuyên gia GMP trong ngành dược phụ trách.

Những phẩm chất và kỹ năng cần có của một nhân viên IPC

Những phẩm chất và kỹ năng cần có của một nhân viên IPC

Nhân viên IPC cần phải am hiểu về các loại dược liệu, công dụng của từng loại như thế nào đối với sức khỏe con người để từ đó có thể nghiên cứu ra những sản phẩm dược phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời cũng đảm bảo được chất lượng của sản phẩm đó.

Trở thành nhân viên IPC đòi hỏi bạn phải là người có kỹ năng đọc hiểu và dịch thuật tiếng Anh một cách thành thạo bởi đa phần các sản phẩm dược phẩm hay thành phần của thuốc đều được viết bằng tiếng Anh.

Kỹ năng tin học văn phòng là yêu cầu cơ bản của hầu hết các ngành nghề hiện nay, và nhân viên IPC cũng không phải là một ngoại lệ.

Do tính chất công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, vì vậy, nhân viên IPC phải là người có khả năng chịu được áp lực công việc tốt, luôn nỗ lực học hỏi để có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn cho người dùng.

Một nhân viên IPC chuyên nghiệp cần phải có tính trung thực và trách nhiệm của bản thân đối với công việc. Đây cũng là nền tảng giúp họ có thể tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng nhất cho sức khỏe con người.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm IPC là gì và vai trò của IPC trong ngành dược. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc định hướng và chọn lựa nghề nghiệp tương lai cho bản thân.