công nghệ blockchain
Tin công nghệ Tin tổng hợp

Hiệu quả từ công nghệ Blockchain trong ngành logistics

1. Công nghệ Blockchain là gì?

Công nghệ Blockchain là một công nghệ truyền tải dữ liệu an toàn và dựa vào hệ thống để mã hóa. Ngoài ra chúng ta có thể hiểu rằng Blockchain là một cuốn sổ cái kế toán hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số. Công nghệ blockchain sở hữu một tính năng đặc biệt đó là truyền tải dữ liệu mà không cần đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin, bạn có biết rằng hệ thống Blockchain tồn tại rất là nhiều nút và có khả năng độc lập xác thực thông tin mà không cần phải đòi hỏi dấu hiệu của niềm tin, nhưng thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có được sự đồng thuận của các nút hệ thống đó chính là một trong những hệ thống bảo mật an toàn cao trước khả năng bị đánh cắp dữ liệu trong ngành kỹ thuật số hiện nay. Và một điều bạn cần biết đến đó chính là khi hệ thống Blockchain sụp đổ phần nào đi nữa thì những máy tính và các nút khác sẽ tiếp tục bảo vệ thông tin và luôn giữ cho hệ thống mạng lưới tiếp tục hoạt động.

2. Vì sao nên chọn lựa Blockchain cho ngành logistics?

Logistics là ngành nghề về lĩnh vực vận chuyển hàng hóa đã và đang hoạt động với nhiều bất cập như là chi phí cao, khâu quản lý và vận hành gặp nhiều khó khăn và khó theo dõi được tình trạng hàng hóa và dễ dàng xảy ra gian lận, đa phần đều sử dụng hệ thống vận hành theo kiểu thủ công nhưng đay lại là môt ngành nghề được xem là ngành quan trọng nhất và đóng vai trò làm đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế và xã hội. Chính vì thế việc cải thiện những khó khăn trong ngành Logistic là một trong những việc cấp bách và cần thực hiện ngay và áp dụng ngay, một trong những sự lựa chọn được ưu tiên ngay lúc này chính là sử dụng ứng dụng công nghệ Blockchain vào trong hệ thống vận hành Logistics vì việc áp dụng Blockchain vào ngành này sẽ giải quyết được tất cả hàng loạt những bất cập tồn đồn trong ngành Logistics này.

Hiệu quả từ công nghệ Blockchain trong ngành logistics
Hiệu quả từ công nghệ Blockchain trong ngành logistics

3. Công nghệ blockchain thúc đẩy phát triển ngành logistics

  • Đẩy mạnh quá trình vận chuyển, tiết kiệm được thời gian và chi phí bởi quá trình vận hành được quản lý tự động theo hệ thống Blockchain.
  • Quản lý quá trình vận chuyển, tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Quản lý được hiệu quả tình trạng sản phẩm như: nhiệt độ, tình trạng, thời gian sử dụng,…
  • Góp phần hạn chế chi phí phát sinh bến bãi, cầu cảng,… Vì những lưu trữ về vận hành được công khai, minh bạch, rõ ràng.
  • Như các bạn đã thấy những ưu điểm trên đang giúp cho ngành Logistics nhận định rằng Blockchain chính là ứng dụng cộng nghệ giúp khuấy động ngành Logistic trêm toàn cầu. Nhằm đáp ứng nhu cầu lập trình và áp dụng ứng dụng Blockchain vào trong Logistics thì chúng tôi đã lượt ra được những dịch vụ lập trình được cung cấp như sau:

4. Hiệu quả từ công nghệ Blockchain trong ngành logistics?

– Các bạn cũng biết được rằng trong thời đại kinh tế phát triển hiện nay thì Logistics là một trong những ngành nghề mỏ vàng đầy tiềm năng với mức tăng trưởng và phát triển 20% mỗi năm cộng thêm đó là sự bùng nổ nhanh chóng của ngành thương mại điện tử đã góp phần thúc đầy ngành nghề Logistics này. Theo hệ thống thống kê cho thấy thị trường thương mại điện tử Việt nam đạt 7.6 tỷ USD vào năm 2025 và giúp cho ngành nghề logistic là một phần giúp phần thúc đẩy hệ sinh thái của ngành thương mại điện tử. Thực tế, điều ít ai biết là logistics chịu ảnh hưởng rất nhiều từ công nghệ và blockchain đang dần trở thành một công nghệ được nhiều người áp dụng để tăng khả năng cạnh tranh, với hàng loạt các tên tuổi lớn đều đã có các dự án về công nghệ chuỗi khối này như UPS, General Electric Transportation, Samsung, FedEx..v..v… Hay một cái tên tại Việt Nam cũng đã ứng dụng được công nghệ này chính là công ty vận chuyển hàng nguy hiểm Nam Phú Thịnh – đơn vị đã cung cấp hệ thống quản lý quy trình giao nhận hàng hóa chuyên nghiệp qua phần mềm quản lý được tích hợp GPS.

– Bạn có biết là nguyên nhân tại sao nhiều nhà đầu tư về Logistics tin dùng và sử dụng ứng dụng Blockchain vào hệ thống vận hành của mình hay không. Đó chính là Blockchain để có thể giải quyết những vấn đề lớn của ngành Logistics như quy trình, thủ tục, tính minh bạch trong truy xuất nguồn gốc, cũng như việc đội cao chi phí hoạt động. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng đi tìm hiểu theo từng phần của Blockchain nhé:

+ Cắt giảm chi phí: chi phí Logistics ở Việt Nam sẽ thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới vì chiếm khoảng 17% tổng sản phẩm quốc nội theo hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam so với mức 8-9% của Singapore và Mỹ và 15% của Trung Quốc, nguyên nhân tạo nên việc chi phí lên cao đó chính là việc giao dịch phải qua trung gian và hoạt động của các công ty vận tải chưa thể tối ưu hóa. Theo tỷ số thống kê cho thấy rằng IBM ước tính rằng bằng việc áp dụng Blockchain thì ngành Logistics tiết kiệm được 38 tỉ USD một năm, Blockchain có tác động rất lớn khi chi phí hành chính ở ngành này cao gấp đôi so với những ngành khác. Ngoài ra Blockchain giúp rút ngắn thời gian chuyên chở hàng hóa và các công ty sẽ nhanh chóng đối phó với các chiến lược từ đối thủ và giúp cho khách hàng tăng sự trải nghiệm cũng như giảm được thời gian chờ đợi.

+ Minh bạch hóa nguồn gốc sản phẩm: Blockchain là nền tảng giúp cho các công ty Logistics dễ dàng truy xuất nguồn gốc hàng hóa và các khâu trung gian kiểm tra tình trạng sản phẩm trong quá trình vận chuyển, bên cạnh đó nhờ có Blockchain còn có thể giúp cho việc minh bạch hóa thông tin của sản phẩm vì thể nhà cung cấp cũng có lợi thế lớn trong việc quảng bá chất lượng và nâng tầm thương hiệu sản phẩm của mình, và đối với người tiêu dùng có căn cứ xác thực để quyết định mua sản phẩm đó hay không. Khi blockchain được kết hợp với các cảm biến thông mình thì còn giúp cung cấp những thông tin chi tiết hơn về từng loại sản phẩm như là sự biến đổi về nhiệt độ hoặc là những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến sản phẩm trong quá trình vận chuyển, điều này hết sức quan trọng với các loại hàng hóa đặc biệt là hàng hóa xa xỉ và cần bảo quản ở điều kiện đặc biệt. Do có tính năng theo dấu và truy xuất sản phẩm dễ dàng vì thế hệ thống Blockchain còn giúp ngăn chặn được các hiện tượng như tráo đổi sản phẩm và đánh cắp hàng hóa.

+ Tự động hóa:  ngành chuỗi cung ứng vận chuyển DHL dẫn một báo cáo cho biết có khoảng 10% hóa đơn ngành logistics bao gồm những dữ liệu không chính xác, dẫn đến không ít rắc rối. Cụ thể là DHL sẽ sử dụng chính sách giải pháp này khi các điều kiện trong hợp đồng được đáp ứng và từng công đoạn trong quá trình vận chuyển được thực thi. Một ví dụ điển hình để hiểu rõ hơn về chính sách này là khả năng hợp đồng thông minh giúp “số hóa” thư tín dụng (letter of credit).

Nhờ hợp đồng thông mình như vậy nên tất cả những khâu khác trong chuỗi hoạt động Logistics có thể tự động hóa nhờ hợp đồng thông minh từ việc quản lý hoạt động vận tải thuê ngoài, lên kế hoạch cho các tuyến đường di chuyển hoặc là lập lịch tiếp nhận quản lý các phương tiện trong nội bộ.

Hiệu quả từ công nghệ Blockchain trong ngành logistics
Hiệu quả từ công nghệ Blockchain trong ngành logistics

Như trên các bạn đã thấy được hệ thống Blockchain đã đem đến những điều tích cực giúp ích cho ngành nghề Logistics như thế nào và chính công nghệ Blockchain là một trong những yếu tố chính giúp cho tất cả những công việc trong Logistics được kết hợp chặt chẽ và ít sai sót hơn. Thông qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ đem đến đầy đủ thông tin về Blockchain và giúp các bạn hiểu rõ và sâu hơn về những điều mà hệ thống Blockchain đem lại cho ngành Logistics Việt Nam nói riêng và cả thể giới nói chung. Cảm ơn các bạn đọc giả.