Lưới nông nghiệp là giải pháp bảo vệ cây trồng khỏi những tác nhân có hại như cỏ, động vật hoang dã, mưa đá, mưa axit, gió, ánh nắng… Lưới vừa đảm bảo khả năng ngăn chặn sự xâm nhập, vừa thân thiện đối với sức khỏe con người và môi trường trong lành của tự nhiên. Bài viết dưới đây Softsupplier sẽ cung cấp đến bạn đọc những loại lưới nông nghiệp phổ biến và cách lắp đặt lưới nông nghiệp như thế nào để đạt hiệu quả tối đa.
Tiêu chí lựa chọn lưới nông nghiệp
Dưới đây là những tiêu chí lựa chọn lưới nông nghiệp chất lượng:
- Lưới có tuổi thọ cao.
- Không bị mục gãy trong thời gian sử dụng hữu ích.
- Độ co giãn trong quá trình sử dụng rất thấp, không giãn nở và không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và những yếu tố môi trường khác.
- Trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với vật liệu từ nilon hoặc polyester, có thể nổi trên mặt nước.
- Hoạt động lắp đặt đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng có khả năng kiểm soát tác nhân gây hại cao.
- Trong lưới có chất phụ gia chống tia cực tím. Chất này được thêm vào trước khi ép đùn các sợi và được liên kết mạnh mẽ nên có khả năng chống được những tia nắng có hại đến cây trồng.
Lợi ích khi lắp đặt lưới nông nghiệp
Những tác dụng khi lắp đặt lưới nông nghiệp trong hoạt động sản xuất nông nghiệp:
- Sử dụng lưới để bảo vệ cây trồng khỏi quá trình tìm kiếm thức ăn của chim, côn trùng như các loài bướm, ong có hại, rệp, bọ cánh cứng.
- Ngăn chặn thiệt hại hàng loạt do mưa đá, mưa axit, sương muối, sương giá, ánh nắng tia cực tím, gió mạnh.
- Tăng năng suất cây trồng. Tạo điều kiện thuận lợi để quả đạt độ chín, độ mọng với hàm lượng đường tối ưu.
- Vật liệu “xanh” nên thân thiện với sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.
- Giảm thiểu được phần lớn lượng thuốc sâu hóa học sử dụng trong quá trình nuôi trồng.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư vì tuổi thọ sử dụng của lưới có thể lên tới 10 năm.
Các loại lưới nông nghiệp phổ biến hiện nay
Lưới chống côn trùng, lưới che nắng, lưới chống cỏ là 3 loại lưới nông nghiệp phổ biến nhất hiện nay.
Lưới chống côn trùng
Vật liệu lưới chống côn trùng được làm từ polyethylene mật độ cao (HDPE nguyên sinh và phụ gia chống UV) để bảo vệ cây trồng khỏi côn trùng và tia cực tím trong nhiều năm sử dụng. Tác dụng của sản phẩm không chỉ ngăn chặn sự xâm nhập của các loài côn trùng nhỏ mà còn ngăn chặn được cả những loài chim, dơi ăn quả.
Lưới che nắng
Lưới che nắng là vật liệu giúp làm giảm cường độ ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây. Người nông dân thường sử dụng chúng trong những khoảng thời gian nắng nóng trong năm như mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9. Lưới cũng có thể được sử dụng quanh năm để hạn chế sự tác động của mưa rào, mưa đá, sương muối, mưa axit có hại đến cây trồng.
Lưới chống cỏ
Loại lưới nông nghiệp phổ biến thứ ba là lưới chống cỏ. Chức năng chính của vât liệu là hạn chế sự sinh sôi của cỏ dại trên diện tích nuôi trồng. Lưới chống cỏ được cùng nhiều trong những giống cây hoa màu được trồng trên đất giàu dinh dưỡng. Với tuổi thọ sử dụng cao, trong các đồn điền cây ăn quả lớn cũng sử dụng lưới chống cỏ.
Lắp đặt lưới nông nghiệp như thế nào để đạt hiệu quả tối đa
Lắp đặt lưới chống côn trùng
Lưới chống côn trùng thường được lắp đặt tại các vườn trồng cây ăn quả như nho, nhãn, vải, các loại quả có múi… Tùy theo từng loại cây ăn quả sẽ có những loài xâm nhập khác nhau và có loại lưới với độ rộng mắt lưới khác nhau.
Thông thường, vật liệu này sẽ vừa có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của các loài động vật, vừa giảm thiểu được tác động tiêu cực từ hiện tượng tự nhiên như ánh nắng cường độ quá lớn, mưa đá, mưa giông, mưa axit, gió, sương muối,…
Hoạt động lắp đặt lưới cho cây ăn quả rất đơn giản. Với các loại cây trồng riêng rẽ như cam, quýt, nhãn, vải đa số sẽ sử dụng các mắt lưới lớn để ong bướm có thể vào thụ phấn cho cây.
Thời điểm lắp đặt lưới là trước khi ra hoa để đảm bảo không làm gãy hay ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn. Các bước làm như sau:
Bước 1: Đào rãnh ở xung quanh cây, độ rộng bằng tán cây để cố định mép lưới sau khi chăng.
Bước 2: Chuẩn bị giá đỡ bằng vật liệu nhựa PVC chất lượng cao, kim loại hoặc gỗ tùy theo điều kiện. Chống giá đỡ xuyên qua tâm của tán để tạo sự ngăn cách giữa lưới và ngọn cây. Người làm vườn cũng có thể chăng trực tiếp lưới lên tán cây. Tuy nhiên, cách làm này vẫn có thể tạo điều kiện cho chim tấn công vào một phần quả.
Bước 3: Lấp đất vào mép của lưới để cố định vị trí lưới, tránh xê dịch do gió, mưa hay co kéo của động vật.Người làm vườn cũng có thể túm tụm các mép mà không cần lấp đất nếu lượng lưới thừa ra nhiều. Cách làm này nên thực hiện nếu người làm vườn cần tiếp xúc nhiều với cây cối.
Lắp đặt lưới che nắng
Lưới che nắng của cây thường được lắp đặt trên cao, có thể bao bọc toàn bộ cây hoặc chỉ tạo ra bóng mát cho diện tích tán lá. Cách lắp đặt lưới che nắng toàn phần cho cây trồng:
Bước 1: Dựng khung cho giàn che. Khung được thiết kế với nhiều trụ và sắp xếp như một ngôi nhà. Mái có thể làm mái vòm, hình tam giác hoặc mái bằng. Mái vòm thường được sử dụng vì mang tới khả năng thi công lưới thuận lợi và thoát nước dễ dàng trong quá trình sử dụng.
Bước 2: Chăng lưới bao phủ toàn bộ phần khung.
Bước 3: Dùng đất hoặc ghim để ghim mép lưới chắc chắn.
Lưới che nắng một phần thường sử dụng cho những khu vực có diện tích nhỏ hoặc cây không cần bảo vệ hoàn toàn khỏi những côn trùng có hại. Cách lắp đặt lưới che nắng một phần:
Bước 1: Đóng các trụ với khoảng cách phù hợp để mắc lưới. Lưới che nắng một phần thường không sử dụng mái. Do vậy, hệ thống trụ sẽ là trụ thẳng.
Bước 2: Chăng lưới che phủ nắng cho cây và cố định các mép vào trụ.
Lắp đặt lưới chống cỏ
Trải lưới chống cỏ là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để chống cỏ dại. Lưới ngăn không cho hạt cỏ dại nảy mầm trong đất hoặc phát tán và bén rễ trong đất. Lưới được thiết kế đảm bảo thoáng khí, cho phép nước, không khí và chất dinh dưỡng thấm xuống đất để nuôi cây.
Việc lắp đặt lưới chống cỏ rất đơn giản. Điều quan trọng là người làm nông cần chuẩn bị bề mặt đất phẳng, sạch cỏ để không làm hỏng vải. Việc cố định các mép cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn cỏ dại phát triển.
Các dụng cụ cần chuẩn bị: cuốc vườn, cào sắt, dao, lưới chống cỏ, ghim lưới chống cỏ.
Các bước lắp đặt lưới chống cỏ cho cây trồng:
Bước 1: Loại bỏ tất cả các loại cây cỏ, thảm thực vật và rác thải có trên bề mặt ruộng.
Bước 2: Làm tơi và san bằng bề mặt luống, bề mặt trồng cây.
Bước 3: Trải lưới chống cỏ lên bề mặt đất sao cho lưới song song với chiều dài của diện tích. Cắt lưới khỏi cuộn. Lưu ý, nên cắt thừa lưới để có thể ghim chắc chắn các mép.
Bước 4: Cố định mép lưới chống cỏ bằng ghim bấm hoặc đất. Khoảng cách ghim nên cách nhau 1m để đảm bảo chắc chắn.
Bước 5: Cắt mặt lưới và trồng cây vào đất.
Như vậy, bài viết trên đây của chúng tôi dựa theo chia sẻ từ các chuyên gia tại HSIA Cheng Woven Textile đã giúp cho bạn biết được cách lắp đặt lưới nông nghiệp như thế nào để đạt hiệu quả tối đa cho cây trồng. Mong rằng, những thông tin mà chúng tôi chia sẻ có thể giúp bạn biết cách lắp đặt lưới đúng cách để có thể có thể giúp cây phát triển tốt đồng thời nâng cao năng sức cho cây trồng.