Yếu tố quan trọng khi thực hiện quy hoạch và thiết kế nhà xưởng công nghiệp đó là tính hợp lý, tối ưu hoá không gian nhà xưởng, hỗ trợ tốt cho công việc sản xuất cũng như vận chuyển hàng hoá. Để làm được điều này, mỗi đơn vị thi công và chủ đầu tư cần nắm được một số nguyên tắc thiết kế nhà xưởng sản xuất. SOFTSUPPLIER sẽ giới thiệu đến bạn đọc 6 nguyên tắc thiết kế kiến trúc nhà xưởng sản xuất trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Nguyên tắc phân chia khu đất trong thiết kế kiến trúc nhà xưởng công nghiệp
Tùy theo mục đích sử dụng và đặc trưng của từng ngành sản xuất, phân khu đất nhà xưởng được phân chia theo các cách sau:
1.1. Phân chia theo khu vực
- Khu trước nhà xưởng: Kiến trúc nhà xưởng thường được dùng để xây dựng cổng ra vào, phòng bảo vệ, khu nhà hành chính,…Những khu này có thể phân bố tập trung hoặc phân tán tùy theo quy mô và quy hoạch chung của dự án.
- Khu vực kho và giao thông vận tải: Khu vực này dùng để chứa nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa, thiết bị, máy móc,…
- Khu vực sản xuất: Khu công nghiệp được phân chia thành nhiều phân xưởng sản xuất chính, phụ, lớn, nhỏ khác nhau tùy thuộc vào quy mô sản xuất của doanh nghiệp đó. Đặc biệt, khu vực này yêu cầu cao về khả năng cách âm, cách nhiệt cao và cần sử dụng các dòng tôn sóng công nghiệp chất lượng để lợp mái.
- Khu vực phụ sản xuất: Đây là khu vực bố trí các công trình phục vụ quá trình sản xuất như trạm biến thế, trạm bơm, công trình năng lượng, nhà máy điều hành,… Đây là khu vực dễ xảy ra sự cố, hỏa hoạn nên cần sử dụng các loại tôn lợp mái có khả năng chống cháy tốt.
1.2. Phân chia khu đất theo mục đích sử dụng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, kiến trúc nhà xưởng thường được phân chia thành các khu vực như sau:
- Khu vực điều hành: Khu vực này tập trung các phòng ban điều hành sản xuất, kinh doanh và thường được bố trí tách biệt với các khu sản xuất, nhằm giảm thiểu tiếng ồn.
- Khu văn phòng: Đây là khu vực tập trung các văn phòng làm việc như phòng giám đốc, phòng họp, phòng làm việc của các bộ phận,…
- Phòng lễ tân, tiếp khách: Phòng này thường được xây dựng ở khu vực trước của khu công nghiệp để tiện lợi trong việc đón tiếp khách hàng và trưng bày sản phẩm.
- Khu vực mảng xanh: Đây là khu vực được trồng nhiều cây xanh nhằm giảm ô nhiễm, bụi bẩn hay các khí độc hại trong khu công nghiệp. Hiện nay, khu mảng xanh là một trong những công trình quan trọng không thể thiếu trong các khu công nghiệp (chiếm 20 – 40% tổng diện tích) để làm sạch không khí, sạch môi trường, mang lại không gian thoáng đãng cho người lao động trong quá trình làm việc.
- Khu vực đường giao thông: Khu nhà xưởng công nghiệp thường có diện tích khá lớn và cần vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá thường xuyên. Do đó, xây dựng hệ thống đường giao thông hỗ trợ việc di chuyển trở nên tiện lợi, dễ dàng và giúp đẩy nhanh tiến độ công việc.
1.3. Phân chia khu đất theo mức độ nguy hiểm
Tùy theo từng công đoạn, ngành hàng sản xuất khác nhau mà mức độ độc hại của mỗi khu vực cũng khác nhau. Thông thường, kiến trúc nhà xưởng công nghiệp được phân thành các khu vực sau: khu vực sạch sẽ, không độc hại; khu vực ít độc hại; khu vực nhiều độc hại và khu vực có nguy cơ cháy nổ. Đối với khu vực dễ cháy nổ nên sử dụng tôn sóng công nghiệp chống cháy để hạn chế sự cố.
Với những khu vực có nguy cơ cháy nổ cao như phòng khí nén, lò hơi,… nên được tách riêng khỏi những khu vực hàng hoá có vật dễ bắt lửa và cần được tăng cường những phương án xử lý nhanh chóng khi có sự cố xảy ra.
2. Nguyên tắc về phân luồng giao thông luồng người và luồng hàng
Thông thường, trong nhà xưởng sản xuất bao gồm 2 luồng giao thông khác nhau, đó là luồng hàng (hình thành do vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu ra vào) và luồng người (hình thành do công nhân viên làm việc trong nhà xưởng đi lại).
Nguyên tắc trong phân luồng giao thông cho nhà xưởng sản xuất đó là đảm bảo sự thuận tiện, không chồng chéo và tiếp nối tốt với luồng giao thông bên ngoài. Tốt nhất là nên bố trí luồng hàng sau luồng người. Trong trường hợp hai luồng cắt nhau gây cản trở cần làm tuyến đi qua hoặc cầu vượt.
3. Nguyên tắc tiết kiệm đất và gia tăng mật độ xây dựng
Không chỉ riêng xây nhà xưởng công nghiệp, bất cứ dự án xây dựng nào cũng yêu cầu tiết kiệm đất tối đa nhất có thể.
Một số phương pháp tiết kiệm đất hiệu quả có thể áp dụng bản kiến trúc nhà xưởng sản xuất như:
- Hợp khối nhà và công trình: Với các công trình có thông số xây dựng tương đương nhau, có mức độ vệ sinh, an toàn ngang nhau và ít ảnh hưởng lẫn nhau có thể tính đến việc hợp nhất trong một mái nhà. Việc hợp khối như này giúp tiết kiệm được tối đa diện tích đất đai, chi phí xây dựng. Đồng thời mạng lưới giao thông và các đường ống kỹ thuật cũng được giảm thiểu, từ đó nâng cao mật độ xây dựng.
- Tăng số tầng nhà: Xây dựng lên cao cũng là một giải pháp hiệu quả giúp tiết kiệm đáng kể diện tích đất đai và gia tăng mật độ xây dựng. Do đó, nếu điều kiện thông số, kỹ thuật cho phép, doanh nghiệp nên tính toán thiết kế xây dựng nhà xưởng nhiều tầng thay vì một tầng như đa số nhà xưởng khác.
- Tổ hợp mặt bằng: Sử dụng các đơn nguyên điển hình có tính thống nhất để tổ hợp mặt bằng nhằm giảm diện tích sử dụng đất, đường ống kỹ thuật, đường sá,… trong nhà xưởng công nghiệp.
4. Nguyên tắc đảm bảo nhu cầu mở rộng trong tương lai
Mở rộng và phát triển nhà xưởng trong tương lai cũng là vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu quy hoạch và lên thiết kế kiến trúc nhà xưởng khi thi công. Bởi nếu trong tương lai có nhu cầu mở rộng quy mô nhà xưởng, việc có phương án dự trù trước đó sẽ hạn chế việc phá bỏ, cải tạo công trình, gây tổn thất và ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất. Bởi vậy, ngay trong giai đoạn đầu khi thiết kế xây dựng nhà xưởng, kiến trúc sư cần tính đến các phương pháp mở rộng mà không ảnh hưởng tới cấu trúc ban đầu của nhà xưởng.
5. Nguyên tắc về đảm bảo sự phân kỳ xây dựng
Trong quá trình lên phương án quy hoạch và thiết kế kiến trúc nhà xưởng sản xuất công nghiệp, đơn vị thi công và chủ đầu tư cần đảm bảo phân chia khu đất xây dựng thành các khu vực có định hướng xây dựng theo từng thời kỳ, đúng với tiến trình phát triển của nhà xưởng trong tương lai.
6. Nguyên tắc mô đun hóa khu đất xây dựng
Hầu hết các khu đất sử dụng để xây dựng nhà xưởng sản xuất công nghiệp được chia thành các ô đất và được kết nối bởi hệ thống đường giao thông. Chính vì thế, trước khi bắt tay vào quy hoạch, khu đất cần được mô đun hóa theo hệ thống kích thước nhất định để thuận tiện cho việc bố trí xây dựng công trình. Điều này giúp cho toàn bộ mặt bằng công trình được sắp xếp một cách trật tự, có cơ cấu tổ chức hợp lý và đảm bảo giải pháp kỹ thuật trong quá trình xây dựng.
Trên đây là 6 nguyên tắc quan trọng trong thiết kế kiến trúc nhà xưởng công nghiệp mà mỗi đơn vị thi công và chủ đầu tư bắt buộc phải nắm được. Nếu khách hàng có nhu cầu thiết kế, xây dựng nhà xưởng chuyên nghiệp, hãy liên hệ đến Nam Trung để được tư vấn và hỗ trợ. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ hữu ích trong quá trình quy hoạch và thiết kế thi công nhà xưởng của bạn.