Tin công nghệ Tin tổng hợp

Công nghệ và bí quyết làm cháo ăn dặm của Nhật Bản

Công nghệ và bí quyết làm cháo ăn dặm của Nhật Bản là một giải pháp “cứu tinh” cho các mẹ trong việc thay đổi “thực đơn” ăn dặm truyền thống “chán ngắt” cho các bé. Mục tiêu mà phương pháp ăn dặm kiểu các mẹ Nhật hướng đến, chính là tập cho thiên thần nhỏ ăn thô tốt ngay từ những ngày đầu tiên, giúp trẻ tìm ra niềm vui trong quá trình ăn uống, đồng thời khuyến khích trẻ tự lập sớm trong việc ăn uống một cách khoa học.

Bạn là một mẹ bỉm sữa đang “khóc ròng” vì ông bà, cha mẹ cứ phải “chạy loanh quanh” như rạp xiếc dỗ dành trong mỗi buổi ăn dặm của bé? Tại sao không tham khảo và thử nghiệm bí quyết làm cháo ăn dặm của Nhật Bản được Soft Supplier chia sẻ ngay trong bài viết sau đây nhỉ?

Ăn dặm kiểu Nhật – Mẹ đã nghe bao giờ chưa?

Thật ra thì cho đến thời điểm hiện tại, phương pháp cho bé ăn dặm kiểu truyền thống ở Việt Nam chúng ta đã bộc lộ rất nhiều khuyết điểm, không chỉ không tốt cho sức khỏe tiêu hóa của bé, mà còn tập dần cho bé tính ỷ lại và biếng ăn. Nếu bé của bạn đang có những triệu chứng bất ổn trong quá trình ăn uống, bạn sẽ cần tham khảo ngay cách ăn dặm kiểu Nhật “chuẩn không cần chỉnh” được khuyên dùng của các chuyên gia này!

Phương pháp ăn dặm truyền thống với nhiều mặt hạn chế
Phương pháp ăn dặm truyền thống với nhiều mặt hạn chế

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp tập cho bé ăn dặm kích thích khả năng ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt đồng thời bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhờ tổng hợp thực đơn phối hợp giữa nhiều loại thực phẩm khác nhau, để tạo ra bữa ăn đa dạng, ngon miệng và thích hợp với bé trong từng giai đoạn phát triển.

Lợi ích của công nghệ làm cháo ăn dặm của Nhật:

  • Nhanh chóng, tiện lợi:

Sự thuận lợi khi các mẹ Việt áp dụng phương pháp của người Nhật, chính là sự phong phú và tương đồng trong các nguyên liệu chế biến thức ăn, có thể kể đến như gạo, thịt, cá, rau, củ,… điều đó giúp bạn tiết kiệm khối lượng lớn thời gian và tiền bạc để tìm kiếm nguyên liệu.

  • Tốt cho sự phát triển hệ tiêu hóa của trẻ:

Đối với các bé, phương pháp làm cháo ăn dặm của Nhật giúp con ăn được thức ăn loãng đến đặc dần theo thời gian. Sự khác biệt từng ngày trong bữa ăn giúp các bé cảm thấy hào hứng hơn trong giờ ăn của mình, và như đã nói đến ở trên, việc này không chỉ hỗ trợ cực kỳ tốt cho sự phát triển của hệ tiêu hóa mà còn tập cho bé khả năng nhận biết hương vị của đồ ăn từ giai đoạn đầu đời.

  • Góp phần hình thành tính cách độc lập ở trẻ:

Việc bé được tập luyện kỹ năng nhai từ sớm cũng là một trong các lợi ích mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy từ các bữa ăn dặm theo kiểu Nhật. Trẻ sẽ có thể tự nhận biết được thức ăn thô, tự bốc, nắm bằng tay hoặc thậm chí có thể gắp, xúc thức ăn bằng thìa, khắc phục được chứng thụ động trong bữa ăn của nhiều bé, đồng thời đặt nền tảng hình thành nên tính cách độc lập cho các cục cưng của mẹ.

  • Chống biếng ăn, cân bằng chế độ dinh dưỡng:

Cuối cùng, sự cân bằng về chế độ dinh dưỡng trong công nghệ làm cháo ăn dặm kiểu Nhật sẽ hạn chế tối đa tình trạng thừa cân, béo phì lẫn suy dinh dưỡng ở trẻ.

Hầu hết các bà mẹ sau khi đã áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho con đều thừa nhận rằng trẻ không còn chứng biếng ăn, thậm chí ăn tốt hơn rất nhiều lần so với những đứa bé vẫn được mẹ “ép” ăn theo phương pháp truyền thống.

Điều này cũng rất đơn giản và dễ hiểu. Nguyên nhân là bởi bé của bạn sẽ học được cách khám phá đồ ăn lẫn tính kỷ luật khi ăn. Bé sẽ ăn khi có nhu cầu chứ không nhồi nhét theo nhu cầu của các mẹ.

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Nguyên tắc ăn dặm của các mẹ Nhật:

Thời điểm thích hợp để áp dụng công nghệ ăn dặm của Nhật cho bé:

Theo như tổ chức y tế thế giới WHO thì “thời điểm vàng” để cho bé cai sữa – ăn dặm là khi bé 6 tháng tuổi, nhưng thường thì các bé đã có thể ăn dặm ngay khi đủ 5 tháng tuổi. Nhưng trên thực tế thì mỗi đứa trẻ đều có một ngưỡng phát triển khác nhau, nên việc căn cứ dựa theo tháng tuổi cũng chưa thật sự chính xác, bởi sẽ có nhiều bé đòi ăn sớm hơn, trong khi vẫn có những em bé chưa thật sự sẵn sàng cho việc cai sữa.

Nên tập cho bé ăn dặm thời điểm nào?

Bởi thế nên, các mẹ phải là người hiểu tâm lý của con, bằng cách chú ý quan sát và có thể bắt đầu cho con ăn dặm khi trẻ có những biểu hiện cụ thể như thèm ăn, đòi thức ăn khi quan sát thấy người lớn đang ăn, hoặc học được cách ngậm thìa ở mức độ tương đối,…

Thực đơn đầu tiên cho quá trình ăn dặm:

Hoa quả, sinh tố

Ngay từ khi bé đủ 4 tháng tuổi, bạn đã có thể cho bé “măm măm” các loại hoa quả hoặc sinh tố hoa quả cho bé, tuy nhiên, trong thời điểm này, tốt nhất các loại hoa quả này nên được làm mềm rồi mới cho bé ăn. Chỉ khi bé đủ 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa đã phát triển tương đối thì các mẹ mới có thể cho bé trực tiếp ăn hoa quả. Một số loại trái cây, hoa quả tốt cho bé bao gồm: táo, lê, kiwi, bơ, chuối, cherry,…

Cũng cần lưu ý thêm là đối với một số loại hoa quả có vị chua như dâu, cam, chanh,… bạn nên cho bé làm quen và thưởng thức muộn hơn, trung bình khi bé được 8 tháng tuổi để các acid chua trong các loại thực phẩm này không gây hại cho dạ dày của con.

Cháo ăn dặm/ bột sữa/ bột ăn liền:

Chọn lựa bột hay cháo cho công nghệ và cháo ăn dặm của Nhật?

Nếu tinh ý một chút, bạn có thể thấy rằng trong hầu hết mọi hướng dẫn ăn dặm kiểu mẹ Nhật đều không nhắc đến vấn đề ăn bột, bởi vì ở Nhật Bản, họ thường cho trẻ trực tiếp ăn cháo chứ không thông qua giai đoạn ăn dặm bằng bột. Nhưng bạn biết đấy, để phù hợp hơn với thói quen ăn uống của người Việt Nam chúng ta, bạn vẫn có thể cho bé sử dụng bột đặc, giúp bé có thời gian làm quen với những loại thức ăn đặc hơn sữa, đồng thời làm quen với thìa.

Tuy nhiên, một hạn chế của hầu hết các loại bột ở Việt Nam là thường khá mịn và lỏng. Điều này sẽ không tốt cho công nghệ ăn dặm kiểu Nhật, bởi nó khiến các bé sinh ra phản xạ nuốt chứ không nhai. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại bột cháo ăn dặm “chuẩn” từ Nhật Bản, mà một trong những sản phẩm nổi tiếng nhất được các mẹ tin dùng chính là bột cháo ăn dặm Matsuya Nhật Bản.

Vì sao các mẹ lại chọn cháo ăn dặm Matsuya của nhật?

Cháo ăn dặm Matsuya của Nhật là một sản phẩm được các mẹ tin chọn cho những bữa ăn đầu đời của thiên thần nhỏ. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm, bởi sản phẩm được sản xuất từ những nguyên liệu được tuyển chọn kỹ lưỡng, kết hợp với quy trình sản xuất an toàn, chất lượng vệ sinh đạt tiêu chuẩn quốc tế, để không chỉ mang lại cho bé sự ngon miệng và háo hức trong mỗi buổi ăn, mà còn làm hài lòng tuyệt đối các mẹ khi nhìn thấy cục cưng của mình mau ăn chóng lớn.

Cháo ăn dặm Matsuya từ Nhật Bản
Cháo ăn dặm Matsuya từ Nhật Bản

Là sự hòa quyện của các dưỡng chất từ vitamin, chất xơ, tinh bột và các khoáng chất, cháo gạo Matsuya Nhật Bản đảm bảo sự phát triển về thể chất lẫn trí tuyệt cho các bé trong từng hạt gạo căng tròn, hơn nữa lại vô cùng thuận lợi và nhanh chóng trong quá trình chế biến, siêu phù hợp với nhịp sống hiện đại của các mẹ bỉm sữa. Thực đơn với cháo có đến 6 hương vị lựa chọn để cung cấp những hương vị phong phú, đa dạng và ngon miệng nhất cho bé thưởng thức.

Cà rốt tráng đường ruột:

Bằng cách sử dụng nước ép cà rốt hoặc cà rốt nghiền cho bé ăn liên tục trong khoảng 10-14 ngày trước khi bắt đầu thực đơn ăn dặm đầu tiên, cà rốt sẽ giúp bé ổn định đường ruột và sẵn sàng để đón nhận những hương vị khác nhau đến từ các loại thực phẩm khác nhau, giảm thiểu tình trạng bị đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa trong những năm sau này.

Cần lưu ý gì khi cho bé ăn dặm kiểu người Nhật?

Ở đất nước mặt trời mọc, những bà mẹ thường cho trẻ ăn dặm từ rất sớm. Theo truyền thống ở đây, sau khi sinh được 100 ngày, các con đã được mẹ tập cho ăn dặm. Công nghệ ăn dặm theo kiểu Nhật chú trọng đến việc giúp bé dần làm quen với mùi vị của thực phẩm, phát triển khả năng bị giác cho bé từ sớm, vậy nên mỗi ngày, các mẹ chỉ cho bé ăn đúng 1 bữa, trong khi sữa mẹ và sữa công thức vẫn đóng vai trò chính trong bữa ăn hằng ngày của bé.

Một số lưu ý khi ăn dặm theo cách của mẹ Nhật:

  • Công thức nấu cháo ăn dặm chuẩn với tỷ lệ gạo và nước là 1:10. Tỷ lệ này sẽ thay đổi dần theo tuổi của bé, tức là tăng độ đặc của cháo ăn dặm.
  • Một bữa ăn cần đảm bảo đủ sự “góp mặt” của cả 3 nhóm thực phẩm chính là tinh bột, đạm và vitamin. Những món ăn này cũng cần được thường xuyên thay đổi để bé cảm nhận và làm quen dần với các loại thực phẩm khác nhau.
  • Cháo ăn dặm cho trẻ nên giữ được hương vị tự nhiên, không thêm gia vị vào món ăn.
  • Hãy tập thói quen cho bé ăn đúng bữa. Đặc biệt, khi bé đã biết ngồi, thậm chí là có khả năng tự ngồi vững, nên để bé ngồi ăn chung với ba và mẹ.
  • Có một sai lầm phổ biến của các mẹ Việt là ngại bẩn và không muốn tình trạng thức ăn văng tung tóe khắp nơi. Nhưng sự thật là mẹ nên để cho bé tập sử dụng muỗng ngay từ những bữa ăn dặm đầu tiên thay vì đút con ăn từng muỗng nhỏ, điều đó sẽ giúp bé có khả năng tự lập từ sớm, thuận lợi cho quá trình phát triển sau này.
  • Đừng thúc ép khi trẻ không muốn ăn. Hãy kiên nhẫn. Trung bình, bạn có thể thử giới thiệu món ăn mới đến cục cưng trong thời gian trung bình từ 3-4 ngày trước khi … bỏ cuộc.

Thực đơn ăn dặm đúng cách theo từng giai đoạn:

Tuần đầu tiên:

Các mẹ nên chế biến cháo loãng hoặc xay nhuyễn hỗn hợp cháo trước khi cho bé ăn trong suốt tuần ăn dặm đầu tiên để bé tập quen dần. Nên bắt đầu với tỉ lệ 1:10, tức 1 gạo và 10 nước. Cũng cần lưu ý rằng sữa vẫn là bữa ăn chính của bé trong giai đoạn này. Hãy tách biệt thực đơn ăn dặm và đáp ứng lượng thức ăn trong tuần đầu tiên của trẻ như sau:

  • 2 ngày đầu tiên: 1 muỗng, tương đương 5ml cháo
  • 3 ngày tiếp theo: 2 muỗng, tương đương 10ml cháo
  • 3 ngày sau đó: 3 muỗng, tương đương 15ml cháo

Giai đoạn 1 ( 5-6 tháng ):

Khi bé đã được làm quen với thực đơn ăn dặm đầu tiên vào tuần đầu tiên, ở tuần thứ 2, bé có thể thử nhiều loại rau củ quả mềm, dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, cũng cần phải đảm bảo thức ăn trong giai đoạn này có độ trơn, mịn để bé không bị nghẹn cho chưa quen với việc nhai, nghiền thức ăn.

Nhưng nếu tiến độ này khiến bé không thoải mái và từ chối bằng cách nhổ thức ăn thì các mẹ cũng không nên ép. Hãy tạm ngưng từ 2-3 ngày, sau đó thử lại. Chúng ta không cần quá gấp gáp trong giai đoạn này, bởi mục tiêu chủ yếu là để tập cho bé làm quen với các dạng thức ăn khác ngoài sữa, đồng thời tập phản xạ nuốt thức ăn và thậm chí là cách ăn bằng muỗng. Một số thực phẩm mẹ bỉm sữa có thể cho cục cưng của mình trải nghiệm thử trong giai đoạn này có thể kể đến như là:

  • Tinh bột: Cháo loãng, bánh mì mềm, bún, miến, chuối, khoai tây, khoai lang,…
  • Đạm: Đậu hủ, phô mai, sữa chua, bột nếp, lòng đỏ trứng, cá,…
  • Vitamin: Cải ngọt, cải bó xôi, cà chua, cà rốt, củ cải, táo, cam, bí đỏ,..
Tỷ lệ nước khi nấu cháo ăn dặm theo từng giai đoạn phát triển của bé
Tỷ lệ nước khi nấu cháo ăn dặm theo từng giai đoạn phát triển của bé

Giai đoạn 2 ( 7- 8 tháng ):

Theo bí quyết ăn dặm kiểu Nhật, đây là giai đoạn bé đã biết cách nhai trệu trạo và thực hiện được động tác đẩy mạnh lưỡi lên hàm trên để làm tan thức ăn, vậy nên thức ăn của bé sẽ đặc và thô hơn so với giai đoạn 1, cụ thể là những món hấp có độ mềm như cháo không cần xay, nghiền nhuyễn nữa. Do đó, việc mà các mẹ cần chú trọng ở thời điểm này là giúp bé làm quen với nhiều vị hỗn hợp hơn.Các bữa ăn dặm cũng được tăng dần lên thành 2 bữa/ ngày song song với việc uống sữa.

Cũng phải nói thêm là trong giai đoạn này, bạn hãy cho bé ăn cháo nguyên hạt với tỉ lệ 1:7, tức 10ml gạo + 70ml nước ). Vậy, trong giai đoạn 7-8 tháng, bé có thể tiêu hóa thêm những gì?

  • Tinh bột: Ngoài những loại thực phẩm bé có thể ăn được ở giai đoạn 1, bạn có thể thêm yến mạch, mì ống và các loại ngũ cốc vào thực đơn của bé.
  • Đạm: hãy bổ sung lòng trắng trứng, đậu, gan, thịt gà,… để làm phong phú bữa ăn của trẻ, đồng thời bổ sung chất sắt.
  • Vitamin: Bé đã có thể ăn được các loại nấm, tuy nhiên, vẫn cần phải đảm bảo rằng nấm được chế biến vụn để tránh gây nghẹn cho bé.

Giai đoạn 3 ( 9-11 tháng ):

Trong giai đoạn này, bạn đã có thể tăng thực đơn ăn dặm của bé lên 3 bữa chính mỗi ngày, do trẻ đã có thể nhai tốt thức ăn bằng lợi. Mặc dù thức ăn hầu như có thể bỏ qua các công đoạn nghiền nhuyễn, làm mịn như ở các giai đoạn trước, song, bạn cũng cần phải đảm bảo độ mềm sao cho bé có thể nhai được bằng lợi, tương đương với độ mềm của một trái chuối.

Đối với những bé phát triển nhanh hơn, mẹ bỉm sữa có thể linh hoạt cho bé ăn những món ăn cứng hơn một chút, được cắt to với kích thước khoảng 0,5cm, dài 2,3cm để bé có thể tự bốc hoặc dùng muỗng, nĩa cho thức ăn vào trong miệng. Trong giai đoạn này, hãy tăng độ đặc của cháo ăn dặm lên tỉ lệ 1:5 ( 20ml gạo + 100ml nước ).

Giai đoạn 4 ( 12-15 tháng ):

Hãy cho bé ăn mỗi ngày 3 bữa chính, cùng thời gian với người lớn. Trong giai đoạn này, bé đã có thể tự ăn được những thức ăn có kích thước to cũng như độ cứng đáng kể hơn so với những giai đoạn chính, vì vậy mà bạn có thể linh động tập cho bé ăn cơm nát hoặc thử tập ăn cơm. Ở giai đoạn 4, mục tiêu mà bạn cần đề ra là cho bé ăn những loại thức ăn giàu dinh dưỡng hơn để bổ sung các chất, đồng thời ngừng hẳn việc uống sữa bột ở trẻ.

Trong thời điểm từ 12-15 tháng tuổi, bé đã có thể ăn gần như người lớn, vậy nên, cơ thể trẻ sẽ cần chất dinh dưỡng cung cấp từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần chú ý rằng bữa ăn của bé vẫn nên được nêm nhạt, với lượng muốn chỉ bằng ¼ một cái muỗng nhỏ. Mẹ cũng có thể chế biến các món ăn thành nhiều loại hình dạng và màu sắc khác nhau để bé thích thú hơn trong việc ăn, và thường xuyên thay đổi thực đơn bằng các món ăn như bánh mì lát hoặc cơm nắm.

Nên tạo thực đơn phong phú cho bữa ăn dặm của bé
Nên tạo thực đơn phong phú cho bữa ăn dặm của bé

Kết luận:

Chúng ta vừa tìm hiểu xong sự “vi diệu” của bí quyết và công nghệ ăn dặm cũng như cháo ăn dặm của Nhật cũng như phương pháp ăn dặm phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của thiên thần nhỏ rồi đấy.

Đây là một phương pháp vô cùng khoa học và hiệu quả, được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới công nhận khả năng mang lại sự phát triển toàn diện về trí tuệ lẫn thể chất cho các bé.

Liệu sau khi đã tham khảo đến đây, các mẹ có áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé nhà mình hay không, quá trình tập cho cục cưng ăn dặm kiểu Nhật có đạt được những hiệu quả tối ưu nào không? Đừng ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm với hội chị em chúng ta nhé!